Kế hoạch tổ chức tập huấn chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh tại Tp Hồ Chí Minh?
Kế hoạch tổ chức tập huấn chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã ban hành Kế hoạch 7342/KH-SGDĐT năm 2024 Tải về về tổ chức tập huấn chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ Công văn 3933/BGDĐT-GDTX năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 đối với Giáo dục thường xuyên;
Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch tổ chức tập huấn chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ, tin học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là trung tâm) như sau:
[1] Mục đích, yêu cầu
- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học, hồ sơ chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh đang giảng dạy tại các trung tâm.
- Hướng dẫn giáo viên phương pháp giảng dạy và yêu cầu cần đạt đối với bốn kỹ năng của bài thi IELTS.
- Tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài liệu giảng dạy tiếng Anh tại các trung tâm.
- Triển khai thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng kho học liệu số và công tác chuyển đổi số trong tổ chức quản lý, dạy học; tập huấn, đồi mới về phương pháp giảng dạy, các kỹ thuật thiết kế bài dạy đối với môn tiếng Anh gần với Hội thi E-Learning cấp Thành phố năm học 2024-2025.
[2] Nội dung
- Thời gian: ngày 03 và 04 tháng 12 năm 2024 (bắt đầu lúc 08 giờ 00)
- Địa điểm: Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; số 33 Vĩnh Viễn, Phường 2, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng tham dự: cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy chương trình tiếng Anh tại các trung tâm.
Kế hoạch tổ chức tập huấn chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục nào thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo?
Căn cứ theo Điều 74 Luật Giáo dục 2019 có quy định cụ thể về cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục như sau:
Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
3. Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Như vậy thông qua quy định trên thì cơ sở giáo dục nào thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo là trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về trình độ chuẩn được đào tạo, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, nhân viên như sau:
Trình độ chuẩn được đào tạo, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, nhân viên
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được quy định như sau:
a) Giáo viên trường trung học phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm) hoặc có bằng cử nhân (bằng tốt nghiệp đại học) chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật.
b) Giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo được nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên:
Giáo viên trường trung học phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên tương ứng với cấp học đang giảng dạy và thực hiện việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Nhân viên trường trung học phải đạt trình độ được đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với từng vị trí việc làm của nhân viên theo quy định quy định của pháp luật.
Như vậy, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở là có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
- 3+ Kể một chuyến về thăm quê dịp Tết Nguyên Đán 2025? Đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 mức khá thì điểm trung bình môn là bao nhiêu?
- Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở quê hương em? Học sinh lớp 7 có được phép sử dụng máy tính laptop trong khi học không?
- Bảng lương giáo viên tiểu học 2025 theo Nghị quyết 159 như thế nào?
- Top 3+ tả cây bóng mát lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
- Top 8 mẫu Phân tích một yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới 150 từ? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 10 có gì?
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?