Hướng dẫn tổ chức dạy học Ngoại ngữ 1, Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2024-2025?
- Hướng dẫn tổ chức dạy học Ngoại ngữ 1, Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2024-2025?
- Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục theo hướng dẫn Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 thế nào?
- Thực hiện hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm học 2024-2025 thế nào?
Hướng dẫn tổ chức dạy học Ngoại ngữ 1, Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2024-2025?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục 1 Phần B Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, hướng dẫn tổ chức dạy học Ngoại ngữ 1, Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2024-2025 như sau:
(1) Tổ chức dạy học các môn Ngoại Ngữ 1
- Đối với lớp 1 và lớp 2: tiếp tục triển khai Chương trình môn tiếng Anh tự chọn bảo đảm các yêu cầu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với các ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh, gồm tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc đã được Bộ GDĐT ban hành chương trình, căn cứ vào điều kiện triển khai của cơ sở giáo dục và nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh, cơ sở giáo dục chủ động thực hiện dạy học tự chọn ở lớp 1 và lớp 2 và thực hiện lựa chọn tài liệu dạy học theo quy định của Bộ GDĐT.
Khi triển khai dạy học tự chọn Ngoại ngữ 1 ở lớp 1, lớp 2 cần chú ý bảo đảm tính liên thông với môn ngoại ngữ thực hiện bắt buộc từ lớp 3; thời lượng dạy học phù hợp với hình thức học làm quen ban đầu, không gây quá tải cho học sinh; thực hiện kiểm tra đánh giá, trong đó chú trọng đánh giá thường xuyên để hỗ trợ học tập, không dùng kết quả đánh giá để xét lên lớp; việc học tự chọn Ngoại ngữ 1 ở lớp 1, lớp 2 phải được thể hiện trong kế hoạch giáo dục của nhà trường theo quy định.
- Đối với lớp 3, lớp 4 và lớp 5: triển khai thực hiện các giải pháp để tổ chức dạy học môn Ngoại ngữ 1 bắt buộc; lựa chọn trong các môn Ngoại ngữ 1 đã có đủ điều kiện triển khai phù hợp với khả năng tổ chức của các cơ sở giáo dục, nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh, bảo đảm tính liên thông và theo các yêu cầu được quy định trong chương trình các môn ngoại ngữ và các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT.
Triển khai sử dụng Hệ thống học liệu tiếng Anh trên máy tính và trực tuyến cấp tiểu học theo Kế hoạch 160/KH-BGDĐT bảo đảm chất lượng, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng đáp ứng của địa phương.
Khuyến khích các cơ sở giáo dục thực hiện xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện trong dạy học ngoại ngữ để tăng cường thời lượng học; dạy học ngoại ngữ qua các chủ đề Toán và Khoa học; dạy học một số môn học bằng tiếng nước ngoài. Tăng cường tổ chức cho giáo viên, học sinh học ngoại ngữ qua truyền hình, các phương tiện truyền thông, các nguồn học liệu phù hợp khác.
Đẩy mạnh thực hành ngoại ngữ qua các hoạt động như đọc truyện, hoạt động trải nghiệm, tạo môi trường ngoại ngữ ngoài lớp học, các sân chơi, giao lưu cho học sinh theo chỉ đạo của Bộ GDĐT.
(2) Tổ chức dạy học môn Tin học
Tổ chức dạy học môn Tin học bắt buộc cho tất cả học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 theo yêu cầu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; triển khai thực hiện các giải pháp để tổ chức dạy học môn Tin học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục tin học, giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Căn cứ vào điều kiện thực tế, đội ngũ giáo viên, linh hoạt các giải pháp tăng cường hoạt động giáo dục Tin học và giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh lớp 1, lớp 2 để thực hiện “hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số” đồng thời làm cơ sở để học sinh tiếp cận, học tập thuận lợi môn Tin học ở các lớp 3, lớp 4, lớp 5.
Đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5 tăng cường thời lượng, nội dung theo từng chủ đề, mạch kiến thức nhằm củng cố, khắc sâu các kiến thức trong môn Tin học đồng thời tạo điều kiện để học sinh được nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá, mở rộng kiến thức Tin học, phát triển năng lực Tin học.
Tổ chức tập huấn, xây dựng kế hoạch triển khai giáo dục kỹ năng công dân số theo Chương trình giáo dục phổ thông theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Hướng dẫn tổ chức dạy học Ngoại ngữ 1, Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2024-2025? (Hình từ Internet)
Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục theo hướng dẫn Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 2 Phần B Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 hướng dẫn về củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục như sau:
Tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND cấp tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo các quy định của Chính phủ và Bộ GDĐT; tiếp tục chỉ đạo các trường tiểu học thực hiện hiệu quả công tác phối hợp với các trung tâm học tập cộng đồng để tổ chức các lớp dạy học chương trình xoá mù chữ và triển khai các giải pháp phù hợp khuyến khích đối tượng xoá mù chữ tham gia học tập;
Đồng thời tăng cường công tác tập huấn, điều tra, phúc tra, nhập số liệu vào hệ thống, hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ và thực hiện đúng quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, trong đó tập trung chỉ đạo mức độ đạt chuẩn cần gắn liền với các điều kiện bảo đảm nhằm tạo nền tảng củng cố, nâng cao thực chất chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, bảo đảm thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Thực hiện hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm học 2024-2025 thế nào?
Cũng tại tiểu mục 2 Mục 2 Phần B Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm học 2024-2025 như sau:
Tiếp tục thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và kiểm tra công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ GDĐT.
Thực hiện tốt công tác tham mưu UBND cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch, lộ trình thực hiện xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; xây dựng mô hình trường tiểu học thật sự tiêu biểu, điển hình từ đó rút kinh nghiệm để nhân rộng.
Khuyến khích các địa phương có điều kiện triển khai thực hiện chương trình giáo dục tích hợp theo quy định; áp dụng những mô hình giáo dục tiên tiến, hiện đại, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế để đáp ứng nhu cầu học tập của người học.
- Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7? Học sinh lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?
- Loại gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ có hướng gì? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được đánh giá bằng điểm số ra sao?
- Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành phố?
- Mẫu Viết thư mời dự tiệc Giáng sinh bằng Tiếng Anh hay nhất? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là gì?
- Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa rừng Trần Hưng Đạo? 4 hình thức khen thưởng học sinh THCS?
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?