Hướng dẫn soạn bài Dọc đường xứ Nghệ lớp 7? Môn Ngữ văn kì 1 dưới 5 có được lên lớp không?
Hướng dẫn soạn bài Dọc đường xứ Nghệ lớp 7?
Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ I. Tác giả tác phẩm 1. Tác giả Nhà văn Sơn Tùng tên thật là Bùi Sơn Tùng sinh năm 1928 mất năm 2021. Quê quán làng Hoa Lũy nay là Kim Lũy, Diễn Châu, Nghệ An. Ông là nhà văn có nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa. 2. Nội dung chính của tác phẩm Đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ kể về tuổi thơ của Bác Hồ, Người đã cùng anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm theo cha vào kinh thành Huế. Sau khi đỗ Phó bảng ông Sắc vinh quy về quê. 3. Bố cục tác phẩm Đoạn trích có thể được chia thành 4 đoạn: - Đoạn 1: Từ đầu đến “nộp mình cho giặc”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền thờ Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình sử của Mỵ Châu – Trọng Thủy - Đoạn 2: Tiếp đó đến “khát vọng quê hương”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về hòn Hai Vai. - Đoạn 3: Tiếp đó đến “có chức trọng quyền cao đó, con ạ”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền Quả Sơn - Đoạn 4: Con lại: Những suy tư chăn chở của ba cha con về việc đời. 4. Giá trị nội dung Đoạn trích là câu chuyện kể về hành trình đi qua các địa danh của cha con cụ Phó Bảng. Mỗi địa danh họ đi qua gắn với một câu chuyện lịch sử. Qua các câu chuyện đó, cụ Phó Bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, đức tính làm người 5. Giá trị nghệ thuật - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị, gửi gắm những bài học lịch sử sâu sắc - Lối viết tự sự kết hợp miêu tả với biểu cảm. II. Hướng dẫn soạn bài Dọc đường xứ Nghệ Câu 1: Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ Câu chuyện được kể theo ngôi kể thứ 3, tác dụng là giúp người kể chuyện diễn tả câu chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật, cuộc trò chuyện giữa ba cha con cứ diễn ra tự nhiên lần lượt theo mạch cảm xúc và mạch truyện. Câu 2: Những câu hỏi và cách lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này? Từ những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử, có thể thấy cậu bé Côn là người có tâm hồn yêu nước, ham muốn tìm hiểu về lịch sử, cội nguồn của dân tộc. Có thể thấy nhân vật cậu bé Côn là người có tính cách ham học hỏi. Câu 3: Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật quan Phó bảng? Cụ Phó bảng đã giáo dục con tu dưỡng làm người thông qua các bài học lịch sử của ông cha và từ những trải nghiệm thực tế và từ những trải nghiệm để các con phát biểu vốn hiểu biết, suy luận và thiếu sót chỗ nào sẽ bổ sung và sửa chữa. Qua đó chúng ta thấy được phần nào tính cách của cụ Phó bảng chỉn chu, sáng tạo trong cách dạy con, uốn nắn con. Cách giáo dục và chỉ bảo con của cụ cho thấy cụ Phó bảng là một người yêu nước, am hiểu lịch sử nước nhà. Cụ luôn điềm tĩnh và nhẹ nhàng, dẫn dắt con vào các câu chuyện lịch sử để từ đó rút ra bài học làm người. Câu 4: Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ gì? Qua câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em hoài niệm về các câu chuyện, danh nhân lịch sử đã được học trong các tiết lịch sử. Cách kể chuyện và dạy con của cụ Phó bảng khiến em thêm biết ơn thế hệ cha anh đi trước và tự hào về truyền thống dân tộc em cũng học được cách đối đãi ứng xử đối với nhân dân, với con người xung quanh. Bên cạnh đó còn gợi cho em về một phương pháp giáo dục hữu ích đó là học thông qua trải nghiệm, học bằng phương pháp thảo luận. |
Lưu ý nội dung hướng dẫn soạn bài Dọc đường xứ Nghệ lớp 7 chỉ mang tính chất tham khảo!
Hướng dẫn soạn bài Dọc đường xứ Nghệ lớp 7? Môn Ngữ văn kì 1 dưới 5 có được lên lớp không? (Hình từ Internet)
Môn Ngữ văn kì 1 dưới 5 có được lên lớp không?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:
a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
2. Trường hợp học sinh phải rèn luyện trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; học sinh phải kiểm tra, đánh giá lại môn học trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông.
4. Đối với học sinh khuyết tật: Hiệu trưởng căn cứ kết quả đánh giá học sinh khuyết tật theo quy định tại Điều 11 Thông tư này để xét lên lớp hoặc công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông đối với học sinh khuyết tật.
Như vậy, căn cứ để học sinh được lên lớp là điểm cả năm, cho nên nếu môn Ngữ văn kì 1 dưới 5 nhưng kì 2 cố gắng và điểm cải thiện hơn thì học sinh vẫn được lên lớp.
Học sinh lớp 7 được khen thưởng khi nào?
Tại Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định:
Khen thưởng
1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh
a) Khen thưởng cuối năm học
- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.
- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Giỏi" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.
b) Khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.
2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.
Như vậy, học sinh lớp 7 được khen thưởng khi đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, học sinh giỏi, khi có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập.
- Tác dụng của biện pháp nhân hóa? Biện pháp nhân hóa học sinh lớp mấy sẽ được học?
- Hướng dẫn viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc ngữ văn lớp 7? Yêu cầu cần đạt trong nội dung nói và nghe môn Ngữ văn lớp 7?
- Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là cái cớ để Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào? Các chiến lược chiến tranh của Mỹ học sinh lần đầu được học ở lớp mấy?
- Đề minh họa tiếng Anh HSA 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội: Cấu trúc, dạng bài và đáp án? Quy định đối với đăng ký dự thi THPTQG 2025?
- Đạt nhiều thành tích thể dục cấp tỉnh có được miễn học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh không?
- Ai là người có thẩm quyền giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Mẫu giấy xin xác nhận là sinh viên đang học tại trường mới nhất?
- Top 5 mẫu văn tả về ngôi nhà của em lớp 3 ngắn gọn? Học sinh lớp 3 năm 2024 mấy tuổi?
- 03 mẫu bài nghị luận xã hội về lối sống tích cực và cách áp dụng trong cuộc sống lớp 12? Chương trình môn Ngữ văn lớp 12 được xây dựng trên nền tảng lý luận nào?
- Mẫu thiệp mời sinh nhật tiếng anh đẹp nhất? Học sinh cấp THCS phải viết được thiệp mời sinh nhật bằng tiếng anh đúng không?