Hướng dẫn soạn bài Chiều xuân lớp 11 mới nhất?
Hướng dẫn soạn bài Chiều xuân lớp 11 mới nhất?
Soạn bài Chiều xuân lớp 11 Câu 1: Bức tranh “chiều xuân”có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu làm nên nét riêng của bức tranh đồng quê ấy? - Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút của thi sĩ Anh Thơ hiện lên một cách tĩnh lặng nhẹ ngành thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng rất tràn đầy sức sống. - Một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu làm nên nét riêng của bức tranh đồng quê làm nên nét riêng của bức tranh đồng quê: + Hình ảnh: con đò biếng lười, dòng sông trôi, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng thể hiện một bức tranh mùa xuân tĩnh lặng, êm đềm, thơ mộng, buồn phảng phất dịu dàng. + Hình ảnh quán đứng im lìm, đồng lúa ướt lặng, trâu bò thong thả cúi ăn mưa thể hiện bức tranh sinh động, nhẹ ngành của miền quê. + Hình ảnh màu đen của đàn sáo, màu thắm đỏ của chiếc yếm làm cho không gian hoạt động hơn, cảnh bớt vắng vẻ. Câu 2: Vần và nhịp của bài thơ có tác dụng gì? Vần và nhịp điệu chậm rãi, nhẹ nhàng thể hiện sự yên bình, lặng lẽ của bức tranh chiều xuân. Đồng thời giúp bài thơ trở nên sâu lắng, đi vào lòng người đọc và diễn tả rõ ràng vẻ đẹp của bức trang chiều xuân. Câu 3: Bức tranh quê trong bài thơ đem đến cho bạn suy nghĩ gì? Trong cuộc sống hiện đại, nhịp sống hối hả bức trang Chiều xuân hiện lên sự thơ mộng, nhịp sống nhẹ ngành chậm dãi cho em cảm giác bình yên, ấm áp. Đồng thời, chúng ta cũng thêm yêu mến, tự hào về vẻ đẹp bình dị của quê hương. Hướng dẫn soạn bài Chiều xuân lớp 11 1. Tác giải Anh Thơ Thi sĩ Anh Thơ sinh năm 1921 mất năm 2005, Tên khai sinh là Vương Kiều Ân, bút hiệu Tuyết Anh, Quê quán tại tỉnh Hải Dương 2. Bố cục Bài thơ Chiều xuân chia là 3 phần - Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bên vắng. - Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê. - Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng. 3. Giá trị của tác phẩm Giá trị nội dung - Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ. - Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha. Giá trị nghệ thuật - Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy. - Thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh. |
Lưu ý: Nội dung soạn bài Chiều xuân lớp 11 chỉ mang tính chất tham khảo!
Hướng dẫn soạn bài Chiều xuân lớp 11 mới nhất? (Hình từ Internet)
Nội dung môn Ngữ văn lớp 11 có gì?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nội dung môn Ngữ văn lớp 11 bao gồm:
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1. Cách giải thích nghĩa của từ
2. Lỗi về thành phần câu và cách sửa
3.1. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, đối: đặc điểm và tác dụng
3.2. Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng
3.2. Kiểu văn bản và thể loại
- Văn bản nghị luận: mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng với luận đề; sự phù hợp giữa nội dung với nhan đề của văn bản; mục đích, thái độ và tình cảm của người viết; các yếu tố thuyết minh, tự sự và biểu cảm trong văn bản nghị luận; bài nghị luận về một vấn đề xã hội; bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm nghệ thuật (văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc,...)
- Văn bản thông tin: vai trò của các dữ liệu, thông tin trong việc thể hiện ý tưởng, nội dung chính hay thông điệp của văn bản; một số dạng văn bản thông tin tổng hợp; nhan đề, mục đích và thái độ của người viết văn bản; bài thuyết minh tổng hợp; báo cáo nghiên cứu
3.3. Cách trình bày tài liệu tham khảo trong một tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu
4.1. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói
4.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,...
KIẾN THỨC VĂN HỌC
1.1. Chủ thể sáng tạo, thái độ và tư tưởng của tác giả trong văn bản
1.2. Văn bản có nhiều chủ đề, chủ đề chính và chủ đề phụ; các chủ đề mang đặc trưng văn hoá dân tộc (tính dân tộc) và các chủ đề mang tính phổ biến trên thế giới (tính nhân loại)
1.3. Đặc điểm của ngôn ngữ văn học và tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học
2.1. Đặc điểm của truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm, truyện ngắn hiện đại, bi kịch, kí
- Một số yếu tố của truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả ngôn ngữ,…
- Truyện ngắn hiện đại: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn và sự thay đổi điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật,…
- Bi kịch: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc,…
- Sự kết hợp hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí
- Tuỳ bút hoặc tản văn: cái tôi trữ tình, kết cấu, ngôn ngữ,…
2.2. Xung đột (mâu thuẫn) bên trong và xung đột bên ngoài
2.3. Ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ
2.4. Vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ. Giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố hình thức trong thơ: ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trên văn bản
3.1. Cách so sánh hai văn bản văn học viết về cùng một đề tài
3.2. Những hiểu biết cơ bản về Nguyễn Du giúp cho việc đọc hiểu một số tác phẩm tiêu biểu của ông
3.3. Quan điểm của người viết và quan điểm của người đọc
NGỮ LIỆU
1.1. Văn bản văn học
- Sử thi, truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại
- Thơ, truyện thơ Nôm
- Bi kịch
- Truyện kí, tuỳ bút hoặc tản văn
1.2. Văn nghị luận
- Nghị luận xã hội
- Nghị luận văn học
1.3. Văn bản thông tin
- Bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận
- Báo cáo nghiên cứu
Tính điểm trung bình môn Ngữ văn lớp 11 áp dụng Thông tư nào?
Tại Điều 21 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2021 và thực hiện theo lộ trình sau:
- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.
- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10.
- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.
- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo lộ trình quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, việc tính điểm trung bình môn Ngữ văn lớp 11 áp dụng Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?