Hướng dẫn soạn bài Bánh chưng bánh giầy lớp 6 mới nhất?

Tham khảo hướng dẫn soạn bài Bánh chưng bánh giầy lớp 6 áp dụng mới nhất năm học 2024 2025?

Hướng dẫn soạn bài Bánh chưng bánh giầy lớp 6 mới nhất?

Tham khảo nội dung hướng dẫn soạn bài Bánh chưng bánh giầy lớp 6 dưới đây:

I. Tìm hiểu chung

1. Nội dung chính

Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy vừa là lời giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước đồng thời đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của dân tộc ta.

2.Bố cục

Phần 1: Từ đầu đến ".....chứng giám": Nhà vua đưa ra điều kiện để truyền ngôi.

Phần 2: Tiếp theo đến "...hình tròn": Lang Liêu và các hoàng tử làm lễ vật để tiến vua cha.

Phần 3: Còn lại: Ý nghĩa và tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy của người Việt.

3. Tìm hiểu thể lại Truyền thuyết

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Những câu chuyện này thường chứa đựng các yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo và được truyền miệng qua nhiều thế hệ.

Truyền thuyết không chỉ nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, phong tục tập quán mà còn thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

I. Soạn bài Bánh chưng bánh giầy lớp 6

Câu 1 Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

- Nhắc đến Lang Liêu (Vua Hùng thứ 7)

- Nhắc đến công trạng khám phá ra món bánh chưng bánh giầy.

b. Sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

- Lang Liêu được thần báo mộng, dạy cho cách làm bánh chưng bánh giầy

c. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến "ngày nay".

- Kể từ thời đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân ta làm bánh chưng, bánh giầy để dâng lên mâm cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Câu 2: Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,…

- Mất mẹ sớm

- Hiền lành, hiếu thảo

- Có hoàn cảnh khó khăn so với các anh em khác

b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng.

- Vua Hùng thứ 6 cần tìm người nối ngôi

- Tìm ra hai món bánh mang ý nghĩa truyền thống của đất nước

c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

- Từ đó, dân ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.

Câu 3: Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy

Truyền thuyết Bánh Chưng, Bánh Giầy kể về thời vua Hùng Vương thứ 6. Sau khi đánh bại giặc Ân, vua Hùng muốn truyền ngôi cho người con nào dâng lên lễ vật đặc biệt và ý nghĩa nhất. Các hoàng tử đều tìm kiếm những món ngon vật lạ, chỉ riêng Lang Liêu, người con thứ 18, là không có điều kiện để làm như vậy.

Một đêm, Lang Liêu mơ thấy thần hiện ra và chỉ dẫn cách làm hai loại bánh từ gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn. Thần bảo rằng, bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh giầy hình tròn tượng trưng cho trời. Lang Liêu làm theo lời thần, dâng lên vua cha hai loại bánh này.

Vua Hùng rất hài lòng với ý nghĩa sâu sắc của hai loại bánh. Bánh chưng, với lớp lá dong xanh bọc ngoài, tượng trưng cho sự che chở của đất mẹ, còn bánh giầy trắng mịn tượng trưng cho sự tinh khiết của trời. Vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu và từ đó, bánh chưng và bánh giầy trở thành món ăn truyền thống trong các dịp lễ Tết của người Việt.

Lưu ý: Nội dung soạn bài Bánh chưng bánh giầy lớp 6 mới nhất chỉ mang tính chất tham khảo!

Hướng dẫn soạn bài Bánh chưng bánh giầy lớp 6 mới nhất?

Hướng dẫn soạn bài Bánh chưng bánh giầy lớp 6 mới nhất? (Hình từ Internet)

Năm học 2024 2025 đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 dựa vào Thông tư nào?

Căn cứ Điều 21 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2021 và thực hiện theo lộ trình sau:
- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.
- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10.
- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.
- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo lộ trình quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, trong năm học 2024 2025 việc đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 sẽ áp dụng Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.

Các yêu cầu trong đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6?

Tại Điều 4 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định các yêu cầu trong đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 bao gồm:

- Đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

- Đánh giá bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan.

- Đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

- Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh với nhau.

Môn ngữ văn lớp 6
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Giọt sương đêm lớp 6 ngắn gọn? Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học của học sinh lớp 6 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn kể lại một trải nghiệm của em với người thân trong gia đình lớp 6? Học sinh lớp 6 được học các môn tự chọn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp 06 bài văn mẫu miêu tả cảnh sinh hoạt ngày lễ giáng sinh lớp 6? Yêu cầu về đọc hiểu hình thức văn bản văn học môn Ngữ văn lớp 6?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 mẫu bài thơ lục bát về tình yêu quê hương lớp 6? Những yêu cầu cần đạt về đọc hiểu văn bản văn học trong môn ngữ văn lớp 6 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngôi thứ hai là gì? Môn Ngữ Văn có phải là phương tiện giao tiếp dành cho học sinh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Thời thơ ấu của Honda ngắn gọn? 3 dạng ngữ liệu sử dụng trong môn Ngữ Văn 6 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách viết biên bản cuộc họp đúng quy cách môn Ngữ văn lớp 6? Yêu cầu đọc hiểu nội dung văn bản văn học môn Ngữ văn lớp 6?
Hỏi đáp Pháp luật
Tác dụng của ngôi kể thứ 3 là gì? Ngôi kể thứ 3 sẽ có trong chương trình kiến thức môn Ngữ văn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thơ lục bát ngắn 4 câu về mẹ? Học sinh được học làm thơ lục bát trong chương trình lớp mấy?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 5239

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;