Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2?

Bắt đầu đi học trở lại thì học sinh cấp 2 phải biết mình có 9 quyền khi đi học như thế nào? Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2?

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2?

Sơ yếu lý lịch là một trong những giấy tờ mà trong hồ sơ nhập học cần phải có đối với các em học sinh trung học sơ cở (cấp 2). Vì vậy quý phụ huynh cần biết và hướng dẫn con em của mình điền vào mẫu cho đúng.

>>> Tải về Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2 tham khảo như sau:

TRANG 1: BÌA NGOÀI - LÝ LỊCH HỌC SINH SINH VIÊN

- Họ và tên: Viết in hoa có dấu

TRANG 2: Phần bản thân học sinh, sinh viên

- Thí sinh dán ảnh 4×6 (ảnh chụp mới đây không quá 3 tháng) vào góc bên trái.

- Họ và tên: Viết in hoa có dấu

- Ngày tháng và năm sinh:

- Dân tộc: (ghi theo giấy khai sinh)

- Nơi sinh: ghi theo giấy khai sinh.

- Tôn giáo: Thuộc tôn giáo nào thì ghi tôn giáo đó, không thuộc tôn giáo nào thì ghi không.

- Đối tượng dự thi: Ghi giống trong giấy báo dự thi thuộc đối tượng nào thì điền đối tượng đó, nếu không thuộc đối tượng ưu tiên thì để trống.

- Ký hiệu trường: Viết mã trường mà mình chuẩn bị nhập học vào 3 ô trống bên cạnh. Ví dụ bạn nhập học trường Đại học Quốc tế thì điền QSQ.

- Số báo danh: Là số báo danh của bạn dự thi trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua/kỳ thi năng lực vừa qua. Tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển thì để trống

- Kết quả học lớp cuối cấp ở THPT, THBT, THN, TCCN: Là phần ghi thông tin kết quả học tập lớp 12 của sinh viên. Trong đó, sinh viên phải ghi rõ xếp loại học tập và xếp loại hạnh kiểm của mình. Đối với phần yêu cầu ghi xếp loại tốt nghiệp thì bạn bỏ qua vì từ năm 2016, Bộ GD - ĐT đã quyết định bỏ xếp loại tốt nghiệp.

- Ngày vào Đoàn TNCSHCM: Ghi theo sổ đoàn của mình

- Khen thưởng, kỷ luật: Ghi thông tin được khen thưởng/bị kỷ luật của mình (nếu không có ghi không)

- Hộ khẩu thường trú: Ghi chính xác địa chỉ như ở sổ hộ khẩu gia đình của mình. Trong đó ghi rõ số nhà, thôn, xóm, xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).

- Diện chính sách: Thí sinh thuộc diện chính sách nào thi ghi rõ diện chính sách đó.

- Khu vực ưu tiên: Thí sinh thuộc khu vực nào điền khu vực đó, giống giấy báo dự thi: 1; 2; 2NT, 3

- Đối tượng ưu tiên: Thí sinh thuộc đối tượng nào điền khu vực đó, giống giấy báo dự thi: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7

- Ngành học: Ngành mà bạn đỗ vào trường, trong đó bạn cần phải viết rõ tên ngành ra.

- Điểm thi tuyển sinh: ghi rõ tổng điểm 3 môn xét tuyển vào trường (sau khi đã cộng điểm thưởng, không tính điểm ưu tiên theo đối tượng hoặc khu vực) và điểm thi của từng môn

- Điểm thưởng: Nếu có điểm thưởng của các kỳ thi quốc gia hoặc quốc tế thì điền không có thì bỏ qua.

- Lý do để được tuyển thẳng và được thưởng điểm: Nếu có thì ghi rõ lý do, không thì bỏ qua

- Số chứng minh thư nhân dân: Điền đúng số CMND của mình

- Tóm tắt quá trình học tập, công tác và lao động: Ghi rõ thời gian học tiểu học, THCS, THPT.

TRANG 3: THÀNH PHẦN GIA ĐÌNH

1. Cha: Thí sinh ghi rõ họ và tên cha, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu thường trú, thông tin liên lạc.

- Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội: Ghi rõ thời gian, cơ quan làm việc, chức vụ nếu có.

2. Mẹ: Thí sinh ghi rõ họ và tên mẹ, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu thường trú, thông tin liên lạc.

- Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội: Ghi rõ thời gian, cơ quan làm việc, chức vụ nếu có.

3. Vợ hoặc chồng: Nếu có thì ghi đầy đủ các thông tin, chưa có thì bỏ qua

TRANG 4: XÁC NHẬN

4. Họ và tên anh chị em ruột: Ghi rõ thông tin họ và tên anh trai, chị gái, em trai, em gái (nếu có) đang làm gì và ở đâu.

- Cam đoan của gia đình về lời khai của học sinh, sinh viên: Thí sinh cần xin chữ ký của phụ huynh bố hoặc mẹ để xác nhận.

- Học sinh, sinh viên ký tên vào góc bên phải

TRANG 5: THÔNG TIN LIÊN LẠC

Ghi rõ thông tin liên lạc của bản thân và gia đình.

*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.

>>> Xem thêm Hướng dẫn ghi sơ yếu lý lịch khi làm hồ sơ nhập học 2024 2025?

>>> Xem thêm Khi nào khai giảng năm học 2024 2025?

>>> Xem thêm Kịch bản chương trình khai giảng năm học mới 2024-2025?

>>> Xem thêm Kịch bản khai giảng năm học mới cho trường mầm non 2024?

>>> Xem thêm Ý nghĩa tiếng trống lễ khai giảng năm học mới 2024-2025?

>>> Xem thêm Văn mẫu dành cho hiệu trưởng khai giảng năm học mới 2024-2025?

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2?

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2? (Hình từ Internet)

9 quyền của học sinh cấp 2 ra sao?

Căn cứ theo Điều 35 Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, học sinh cấp 2 (học sinh THCS) có các quyền là:

[1] Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

[2] Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường.

[3] Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình.

[4] Được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định.

[5] Được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi theo quy định.

[6] Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

[7] Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

[8] Được chuyển trường nếu đủ điều kiện.

[9] Được hưởng các quyền khác theo quy định.

Nội dung chương trình giáo dục cấp 2 phải đáp ứng các yêu cầu về hướng nghiệp hay không?

Căn cứ theo khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 30 Luật Giáo dục 2019, nội dung chương trình giáo dục học sinh cấp 2 phải đáp ứng các yêu cầu sau :

- Phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống.

- Nội dung học phải gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục.

- Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.

Như vậy, một trong những nội dung của chương trình giáo dục học sinh cấp 2 là phải đáp ứng được yếu tố hướng nghiệp và có hệ thống.

Sơ yếu lý lịch
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên là gì? Hướng dẫn cách viết chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên làm hồ sơ nhập học có cần chứng thực sơ yếu lý lịch không?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 3024
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;