Hội thao giáo dục quốc phòng dành cho học sinh trung học phổ thông có số lượng tham gia bao nhiêu?

Quy định về số lượng người tham gia Hội thao giáo dục quốc phòng dành cho học sinh trung học phổ thông là bao nhiêu?

Hội thao giáo dục quốc phòng dành cho học sinh trung học phổ thông có số lượng tham gia bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng học sinh trung học phổ thông toàn quốc ban hành kèm theo Quyết định 27/2004/QĐ-BGD&ĐT như sau:

Đối tượng và thành phần tham gia hội thao
1. Đối tượng tham gia Hội thao: là học sinh trung học phổ thông thuộc các loại hình trường
2. Thành phần tham gia: mỗi Sở Giáo dục và Đào tạo cử một đội tuyển gồm 9 học sinh (trong đó có 3 học sinh lớp 10, 3 học sinh lớp 11 và 3 học sinh lớp 12); 1 huấn luyện viên và 1 trưởng đoàn.
3. Danh sách học sinh tham gia hội thao (theo mẫu gửi các đơn vị vào đầu năm học có tổ chức hội thao) gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Quốc phòng), 49 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì Hội thao giáo dục quốc phòng dành cho học sinh trung học phổ thông có số lượng mỗi Sở Giáo dục và Đào tạo cử một đội tuyển gồm 9 học sinh (trong đó có 3 học sinh lớp 10, 3 học sinh lớp 11 và 3 học sinh lớp 12); 1 huấn luyện viên và 1 trưởng đoàn.

Bên cạnh đó, Hội thao giáo dục quốc phòng học sinh trung học phổ thông được tổ chức định kỳ 3 năm 1 lần theo quy mô toàn quốc.

Các Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào Điều lệ này để tổ chức hội thao ở địa phương, làm cơ sở để tham gia hội thao toàn quốc. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng học sinh trung học phổ thông toàn quốc ban hành kèm theo Quyết định 27/2004/QĐ-BGD&ĐT như sau:

Nội dung và hình thức tổ chức hội thao:
...
2. Hình thức tổ chức:
Hội thao giáo dục quốc phòng học sinh trung học phổ thông được tổ chức định kỳ 3 năm 1 lần theo quy mô toàn quốc. Các Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào Điều lệ này để tổ chức hội thao ở địa phương, làm cơ sở để tham gia hội thao toàn quốc.

Đồng thời, về địa điểm tổ chức Hội thao giáo dục quốc phòng học sinh trung học phổ thông sẽ căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng học sinh trung học phổ thông toàn quốc ban hành kèm theo Quyết định 27/2004/QĐ-BGD&ĐT như sau:

Thời gian và địa điểm tổ chức hội thao
1. Thời gian:
a) Bộ Giáo dục và Đào Tạo tổ chức thí điểm hội thao chọn cụm các tỉnh phía Bắc vào tháng 12 năm 2004.
b) Từ năm 2005 hội thao được tổ chức định kỳ 3 năm 1 lần vào dịp kỷ niệm ngày Hội quốc phòng toàn dân 22 tháng 12; Ban Tổ chức hội thao sẽ thông báo thời gian cụ thể cho các đơn vị tham gia vào đầu năm học.
2. Địa điểm. Do Ban tổ chức hội thao quyết định và thông báo cho các đơn vị tham gia vào đầu năm học.

Địa điểm tổ chức Hội thao giáo dục quốc phòng học sinh trung học phổ thông do Ban tổ chức hội thao quyết định và thông báo cho các đơn vị tham gia vào đầu năm học.

Hội thao giáo dục quốc phòng dành cho học sinh trung học phổ thông có số lượng tham gia bao nhiêu?

Hội thao giáo dục quốc phòng dành cho học sinh trung học phổ thông có số lượng tham gia bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Các bài thi trong Hội thao giáo dục quốc phòng học sinh trung học phổ thông ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng học sinh trung học phổ thông toàn quốc ban hành kèm theo Quyết định 27/2004/QĐ-BGD&ĐT quy về nội dung thi của Hội thao gồm 7 nội dung trong chương trình giáo dục quốc phòng cho các trường trung học phổ thông quy định tại Quyết định 12/2000/QĐ-BGD&ĐT (văn bản đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT) cụ thể bao gồm:

- Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân (môn thi bắt buộc);

- Đội ngũ không có súng (môn thi bắt buộc);

- Tư thế, động tác vận động trong chiến đấu (riêng cho học sinh lớp 12);

- Bắn súng AK bài mở đầu;

- Ném lựu đạn trúng đích;

- Tháo, lắp súng AK;

- Băng bó, cứu thương;

Thành phần tổ chức Hội thao giáo dục quốc phòng dành cho học sinh trung học phổ thông sẽ có những ai?

* Đầu tiên sẽ có sự tham gia của Ban chỉ đạo và Ban Tổ chức hội thao trong đó: (Căn cứ theo Điều 7 Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng học sinh trung học phổ thông toàn quốc ban hành kèm theo Quyết định 27/2004/QĐ-BGD&ĐT)

- Ban Chỉ đạo hội thao sẽ có:

[+] Trưởng Ban: Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Tạo;

[+] Phó Trưởng Ban:

++ Lãnh đạo Vụ Giáo dục Quốc phòng;

++ Lãnh đạo Vụ Công tác học sinh, sinh viên;

[+] Các ủy viên: đại diện lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học; đại diện lãnh đạo đơn vị đăng cai tổ chức hội thao; đại diện Cục Nhà trường, Cục Dân quân Tự vệ, Cục Quân huấn – Bộ Quốc phòng.

- Ban Tổ chức hội thao

Vụ Giáo dục Quốc phòng phối hợp với các cơ quan hữu quan của Bộ Quốc phòng và đơn vị đăng cai để thành lập Ban tổ chức hội thao.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tổ chức hội thao:

Ban tổ chức hội thao có thẩm quyền điều hành mọi công việc liên quan đến hội thao; chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo về nội dung, quá trình tiến hành hội thao, đánh giá kết quả hội thao; đề nghị Bộ Giáo dục và Đào Tạo khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hội thao.

* Ban Trọng tài hội thao (Căn cứ theo Điều 8 Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng học sinh trung học phổ thông toàn quốc ban hành kèm theo Quyết định 27/2004/QĐ-BGD&ĐT)

- Trưởng ban Trọng tài: lãnh đạo Vụ Giáo dục Quốc phòng;

- Phó Trưởng ban: lãnh đạo đơn vị đăng cai;

- Tổ chức Thư ký Ban trọng tài: gồm tổ trưởng các thành viên, nhân sự cụ thể do Trưởng Ban trọng tài quyết định;

- Mỗi nội dung hội thao có một tiểu ban trọng tài, trong đó có một trưởng tiểu ban và các thành viên; số lượng các thành viên và nhân sự cụ thể do Trưởng Ban quyết định.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Trọng tài (Căn cứ theo Điều 9 Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng học sinh trung học phổ thông toàn quốc ban hành kèm theo Quyết định 27/2004/QĐ-BGD&ĐT)

- Ban Trọng tài

+ Ban Trọng tài đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ban Tổ chức hội thao; có nhiệm vụ giúp Ban Tổ chức, điều hành những công việc liên quan đến các nội dung hội thao. Ban Trọng tài làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ;

+ Ban Trọng tài có thẩm quyền quyết định những công việc liên quan đến hội thao như: Tổ chức các môn thi đấu, chấm thi, đánh giá kết quả hội thao;

+ Ban Trọng tài có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả hội thao với Ban Tổ chức.

- Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban:

+ Trưởng Ban Trọng tài chịu trách nhiệm trước Ban Tổ chức về các công việc liên quan trong quá trình tiến hành hội thao; hướng dẫn tổ chức thực hiện và quyết định toàn bộ các mặt công tác liên quan theo đúng Điều lệ hội thao; ra quyết định thành lập các bộ phận giúp việc cho Ban: Tổ thư ký, các tiểu ban trọng tài, bộ phận chuẩn bị nội dung;

+ Phó Trưởng Ban giúp Trưởng Ban theo từng mặt công tác được phân công và thay thế giải quyết công việc khi Trưởng Ban vắng mặt.

- Tổ Thư ký:

+ Chịu sự chỉ đạo về mọi mặt của Ban Trọng tài để đảm bảo đúng tiến trình, kế hoạch và Điều lệ Hội thao;

+ Chuẩn bị kế hoạch hội thao, ghi biên bản;

+ Chuẩn bị mẫu biểu, văn kiện cần thiết cho hội thao;

+ Tổng hợp kết quả của hội thao.

- Các tiểu ban trọng tài:

Trưởng tiểu ban trọng tài do Trưởng Ban Trọng tài chỉ định. Tiểu ban trọng tài có nhiệm vụ:

+ Nắm chắc Điều lệ hội thao, nội dung và cách đánh giá kết quả hội thao;

+ Từng thành viên đánh giá chính xác, khách quan nội dung hội thao của từng vận động viên tham gia hội thao;

+ Tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả hội thao với Ban Trọng tài ngay sau mỗi buổi hội thao.

Giáo dục quốc phòng và an ninh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cách mạng màu là gì? Cách mạng màu có được dạy trong chương trình môn Giáo dục quốc phòng cấp 3 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Diễn biến hòa bình là gì? Diễn biến hòa bình học sinh THPT có được học trong chương trình môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh hay không?
Lồng ghép nội dung về giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình cấp tiểu học quy định ra sao?
Lồng ghép nội dung về giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình cấp tiểu học quy định ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường bảo đảm chất lượng bữa ăn trong dạy học Giáo dục quốc phòng và an ninh?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh không bắt buộc có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài thu hoạch chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đối với Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh giáo viên liên hệ bản thân?
Hỏi đáp Pháp luật
9 bài lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 năm học 2024-2025 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch kiến thức quốc phòng an ninh nhóm đối tượng 1 năm 2024 chủ đề xây dựng nền quốc phòng toàn dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu cần đạt đối với môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT là gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 313

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;