Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm bao nhiêu người?

Có bao nhiêu thành viên trong hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ? Thành viên hội đồng cần phải đáp ứng các điều kiện nào?

Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm bao nhiêu người?

Căn cứ Điều 9 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT có quy định về đánh giá luận văn thạc sĩ như sau:

Đánh giá luận văn
1. Luận văn được tổ chức đánh giá bằng hình thức bảo vệ trước hội đồng. Buổi bảo vệ được tổ chức công khai trừ những đề tài thuộc các lĩnh vực cần bảo mật thực hiện theo quy định của Nhà nước.
2. Hội đồng đánh giá luận văn bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Hội đồng có ít nhất 05 thành viên, bao gồm chủ tịch, thư ký, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên khác; trong đó ít nhất 01 ủy viên phản biện là người ngoài cơ sở đào tạo;
b) Tiêu chuẩn các thành viên hội đồng phải đáp ứng tiêu chuẩn như người hướng dẫn luận văn quy định tại khoản 4 Điều 8 Quy chế này; trong đó chủ tịch phải là giảng viên cơ hữu hoặc nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở đào tạo;
c) Người hướng dẫn có thể tham gia hội đồng với tư cách là ủy viên nhưng không được cho điểm đánh giá; cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột của học viên không tham gia hội đồng.
3. Điều kiện để học viên được bảo vệ luận văn:
a) Đã hoàn thành tất cả các học phần của chương trình đào tạo;
b) Đã nộp luận văn, được người hướng dẫn đồng ý cho bảo vệ;
c) Đã hoàn thành các yêu cầu khác theo quy định của cơ sở đào tạo.
...

Như vậy, hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm có ít nhất 05 thành viên, bao gồm chủ tịch, thư ký, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên khác; trong đó ít nhất 01 ủy viên phản biện là người ngoài cơ sở đào tạo;

Thành viên hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

- Đáp ứng tiêu chuẩn như người hướng dẫn luận văn quy định; trong đó chủ tịch phải là giảng viên cơ hữu hoặc nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở đào tạo;

- Người hướng dẫn có thể tham gia hội đồng với tư cách là ủy viên nhưng không được cho điểm đánh giá; cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột của học viên không tham gia hội đồng.

Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm bao nhiêu người?

Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm bao nhiêu người? (Hình từ Internet)

Báo cáo đề án thạc sĩ cần đáp ứng những điều kiện nào?

Căn cứ Điều 11 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT có quy định về hướng dẫn, đánh giá và thẩm định học phần tốt nghiệp chương trình định hướng ứng dụng như sau:

Hướng dẫn, đánh giá và thẩm định học phần tốt nghiệp chương trình định hướng ứng dụng
1. Học viên theo học chương trình định hướng ứng dụng phải thực hiện một học phần tốt nghiệp từ 6 đến 9 tín chỉ dưới hình thức đề án, đồ án hoặc dự án (sau đây gọi chung là đề án). Học viên thực hiện đề án trong thời gian ít nhất 03 tháng.
2. Đề án được tổ chức đánh giá bằng hình thức bảo vệ trước hội đồng. Buổi bảo vệ được tổ chức công khai trừ những đề tài thuộc các lĩnh vực cần bảo mật thực hiện theo quy định của Nhà nước.
3. Báo cáo đề án là một bản thuyết minh quá trình xây dựng, triển khai và kết quả triển khai đề án, đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đề xuất và kiểm nghiệm được mô hình, giải pháp mới để giải quyết hiệu quả những thách thức trong thực tiễn; thể hiện năng lực ứng dụng khoa học, công nghệ và giải quyết vấn đề của học viên;
b) Phù hợp với các chuẩn mực về văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam;
c) Tuân thủ quy định của cơ sở đào tạo về liêm chính học thuật và các quy định hiện hành của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
...

Như vậy, báo cáo đề án thạc sĩ cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

- Đề xuất và kiểm nghiệm được mô hình, giải pháp mới để giải quyết hiệu quả những thách thức trong thực tiễn; thể hiện năng lực ứng dụng khoa học, công nghệ và giải quyết vấn đề của học viên;

- Phù hợp với các chuẩn mực về văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam;

-Tuân thủ quy định của cơ sở đào tạo về liêm chính học thuật và các quy định hiện hành của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Học viên thạc sĩ có được phép nghỉ học tạm thời khi bị ốm không?

Căn cứ Điều 13 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT có quy định về nghỉ học tạm thời, thôi học như sau:

Nghỉ học tạm thời, thôi học
1. Học viên được phép nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau đây:
a) Được điều động vào lực lượng vũ trang;
b) Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác của quốc gia, của ngành;
c) Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;
d) Vì lý do cá nhân khác nhưng phải hoàn thành ít nhất một học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.

Theo đó, học viên thạc sĩ được phép nghỉ học tạm thời khi bị ốm nhưng phải có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Luận văn thạc sĩ
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để học viên được bảo vệ luận văn thạc sĩ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học viên thạc sĩ đạt 5 điểm luận văn thì đã được xếp loại đạt chưa?
Hỏi đáp Pháp luật
Buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ có được tổ chức trực tuyến không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuê người khác làm hộ luận văn thạc sĩ bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm bao nhiêu người?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 108
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;