Học trung cấp ngành điện dân dụng ra trường làm gì?

Theo quy định thì sinh viên học ngành điện dân dụng trình độ trung cấp sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí nào?

Học trung cấp ngành điện dân dụng ra trường làm gì?

Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục B Phần 5 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (sau đây gọi là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH thì sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành điện dân dụng trình độ trung cấp có thể làm các công việc sau:

- Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp, động cơ điện, máy phát điện cho các doanh nghiệp tư nhân hoặc liên doanh;

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị điện dân dụng và gia dụng;

- Lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị điều khiển và cảnh báo dân dụng;

- Tư vấn các sản phẩm về điện, điện tử và tự động hóa.

Học trung cấp ngành điện dân dụng ra trường làm gì?

Học trung cấp ngành điện dân dụng ra trường làm gì? (Hình từ Internet)

Ngành điện dân dụng trình độ trung cấp là ngành nghề như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục B Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH quy định về ngành điện dân dụng trình độ trung cấp như sau:

Điện dân dụng trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên lắp đạt, vạn hành, bảo duỡng động cơ, máy phát điện, sửa chữa hệ thống điện dân dụng, thiết bị điện gia dụng, thiết bị điều khiển và cảnh báo, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nguời hành nghề Điện dân dụng làm việc trong các cơ sở sản xuất, cơ quan, đon vị kinh doanh về công nghệ; sửa chữa thiết bị điện gia dụng và dân dụng.

Các công việc của ngành, nghề chủ yếu được thực hiện tại các phân xưởng, nhà máy, công ty sản xuất và kinh doanh với điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn - vệ sinh và hiệu quả kinh tế.

Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc.

Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, tin học để mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.515 giờ (tương đương 54 tín chỉ).

Yêu cầu tối thiểu về kiến thức sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành điện dân dụng trình độ trung cấp ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục B Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên ngành điện dân dụng trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau về kiến thức:

- Trình bày được tính chất, công dụng, ký hiệu và phạm vi sử dụng của các vật liệu điện thường dùng trong ngành điện dân dụng;

- Trình bày được nguyên lý cấu tạo, tính năng, công dụng và cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ đo, khí cụ điện hạ thế trong lĩnh vực điện dân dụng;

- Trình bày được các khái niệm cơ bản và sơ đồ của các mạch điện tử cơ bản thường dùng trong các thiết bị điện gia dụng;

- Trình bày được nguyên tắc hoạt động và đặc điểm của các loại cảm biến, các mạch dao động, mạch logic tuần tự, mạch nhớ và mạch chuyển đổi A/D - D/A;

- Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp lắp đặt và quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nhiệt gia dụng, máy biến áp một pha, máy phát điện điện xoay chiều đồng bộ một pha, động cơ điện xoay chiều không đồng bộ (KĐB) ba pha, một pha;

- Trình bày được các biện pháp kỹ thuật an toàn điện và phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động; phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Yêu cầu tối thiểu về kỹ năng sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành điện dân dụng trình độ trung cấp ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục B Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên ngành điện dân dụng trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau về kỹ năng:

- Sử dụng được các loại dụng cụ đo điện và không điện;

- Sơ cứu được nạn nhân bị tai nạn lao động, bị điện giật;

- Lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa được hệ thống điện dân dụng và các thiết bị điện gia dụng như: hệ thống điện căn hộ, bàn là, nồi cơm điện, bình nước nóng, lò vi sóng, máy giặt, máy bơm nước, máy phát điện một pha;

- Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa được các thiết bị nhiệt gia dụng và lắp đặt bảo dưỡng các thiết bị lạnh gia dụng;

- Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa được các thiết bị tự động điều khiển dân dụng;

- Tham gia thi công được các công trình chiếu sáng dân dụng;

- Sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm năng lượng đảm bảo chuẩn 5S;

- Thực hiện được các nhiệm vụ, công việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Trình độ trung cấp
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
9 nhóm tiêu chí đánh giá công tác học sinh sinh viên trường trung cấp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học trung cấp ngành cơ điện tử ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học trung cấp ngành điện dân dụng ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học trung cấp ngành tự động hóa công nghiệp ra trường làm gì?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;