Học sinh lớp 3 được tiếp xúc với nội dung gì khi học môn Tiếng Việt?
Học sinh lớp 3 được tiếp xúc với nội dung gì khi học môn Tiếng Việt?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, học sinh lớp 3 được tiếp xúc với nội dung sau khi học môn Tiếng Việt:
* Kiến thức tiếng Việt
- Cách viết nhan đề văn bản
- Vốn từ theo chủ điểm
- Từ có nghĩa giống nhau và từ có nghĩa trái ngược nhau
- Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất
- Sơ giản về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm: đặc điểm thể hiện qua dấu câu, qua từ đánh dấu kiểu câu và công dụng của từng kiểu câu
- Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật); dấu ngoặc kép (đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại); dấu hai chấm (báo hiệu phần giải thích, liệt kê)
- Biện pháp tu từ so sánh: đặc điểm và tác dụng
- Sơ giản về đoạn văn và văn bản có nhiều đoạn: dấu hiệu nhận biết
- Sơ giản về lượt lời thể hiện qua trao đổi nhóm
- Kiểu văn bản và thể loại
+ Đoạn văn kể lại câu chuyện đã đọc hoặc một việc đã làm
+ Đoạn văn miêu tả đồ vật
+ Đoạn văn chia sẻ cảm xúc, tình cảm
+ Đoạn văn nêu lí do vì sao mình thích một nhân vật trong câu chuyện
+ Đoạn văn giới thiệu về đồ vật, văn bản thuật lại một hiện tượng gồm 2 - 3 sự việc, thông báo hoặc bản tin ngắn, tờ khai in sẵn
- Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)
* Kiến thức văn học
- Bài học rút ra từ văn bản
- Địa điểm và thời gian
- Suy nghĩ và hành động của nhân vật
* Ngữ liệu
(1) Văn bản văn học
- Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả
- Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè
Độ dài của văn bản: truyện khoảng 200 - 250 chữ, bài miêu tả khoảng 180 - 200 chữ, thơ khoảng 80 - 100 chữ
(2) Văn bản thông tin
- Văn bản giới thiệu một đồ vật, văn bản thuật lại một hiện tượng gồm 2 - 3 sự việc
- Thông báo ngắn, tờ khai in sẵn
Độ dài của văn bản: khoảng 120 - 150 chữ.
Học sinh lớp 3 được tiếp xúc với nội dung gì khi học môn Tiếng Việt? (Hình từ Internet)
Độ tuổi của học sinh lớp 3 là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 33 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi của học sinh tiểu học như sau:
Tuổi của học sinh tiểu học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
...
Như vậy, thông thường tuổi của học sinh lớp một vào học là 06 tuổi và được tính theo năm, đến lớp 3 học sinh lên lớp đều hằng năm thì học sinh lớp 3 sẽ là 8 tuổi.
Lưu ý: trừ trường hợp học sinh lưu ban hoặc học sớm/muộn hơn độ tuổi theo quy định và các trường hợp đặc biệt khác theo quy định của pháp luật.
Sách giáo khoa Tiếng Việt của học sinh lớp 3 do ai lựa chọn?
Tại khoản 1 Điều 32 Luật Giáo dục 2019 quy định về sách giáo khoa giáo dục phổ thông như sau:
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông
1. Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;
b) Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Tài liệu giáo dục địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
...
Tại Điều 18 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT cũng có quy định về việc lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa vào quá trình giảng dạy và học tập trong trường tiểu học.
Theo đó, theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn.
Chính vì vậy có thể sách giáo khoa sử dụng tại các địa phương sẽ khác nhau tuy nhiên vẫn sẽ đảm bảo nội dung môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?