Học sinh khuyết tật nhẹ có được tuyển thẳng vào trung học phổ thông?
Học sinh khuyết tật nhẹ có được tuyển thẳng vào trung học phổ thông?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức độ khuyết tật
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên, khuyến khích
1. Tuyển thẳng vào trung học phổ thông các đối tượng sau đây:
a) Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú;
b) Học sinh là người dân tộc rất ít người;
c) Học sinh khuyết tật;
...
Do đó, hiện nay có 03 mức độ khuyết tật. Tuy nhiên, xét về trường hợp Tuyển thẳng vào trung học phổ thông thì trong đó có dành cho đối tượng học sinh khuyết tật, không phân biệt mức độ khuyết tật vẫn thuộc trường hợp tuyển thẳng.
Cho nên, học sinh khuyết tật nhẹ thì vẫn được tuyển thẳng vào trung học phổ thông.
Học sinh khuyết tật nhẹ có được tuyển thẳng vào trung học phổ thông? (Hình từ Internet)
Hồ sơ tuyển sinh vào trung học phổ thông có phải nộp phiếu lý lịch tư pháp? Phương thức tuyển sinh thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đối tượng và phương thức tuyển sinh
1. Đối tượng tuyển sinh là người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên có độ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quy chế này.
2. Tuyển sinh trung học phổ thông được tổ chức theo một trong ba phương thức sau:
a) Xét tuyển: dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học ở trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó;
b) Thi tuyển;
c) Kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
Tại Điều 6 Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Hồ sơ tuyển sinh
1. Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
2. Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
3. Học bạ cấp trung học cơ sở.
4. Giấy xác nhận chế độ ưu tiên, khuyến khích do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
5. Giấy xác nhận do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở từ những năm học trước) không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật.
Do đó, đối với hồ sơ không yêu cầu lý lịch tư pháp, thay vào đó là có Giấy xác nhận do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở từ những năm học trước) không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật.
Trách nhiệm của phòng giáo dục và nhà trường trung học phổ thông trong cơ chế tuyển sinh?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của phòng giáo dục và nhà trường trung học phổ thông trong cơ chế tuyển sinh như sau:
Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo.
- Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo về công tác tuyển sinh.
- Lập kế hoạch tuyển sinh trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyển sinh của các trường trung học cơ sở.
- Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với ủy ban nhân dân cấp huyện và sở giáo dục và đào tạo.
Trách nhiệm của trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.
- Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo (đối với trường trung học phổ thông) và của phòng giáo dục đào tạo (đối với trường trung học cơ sở) về công tác tuyển sinh;
- Tuyển học sinh khuyết tật có nhu cầu vào học;
- Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục trên địa bàn được phân công;
- Tiếp nhận khiếu nại, giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết;
- Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo về cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp.
- Đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 có đáp án? Học sinh lớp 7 được đánh giá kết quả học tập trong từng học kì như thế nào?
- Đoạn mạch song song, đoạn mạch nối tiếp là gì? Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung môn KHTN lớp 9 thế nào?
- Mẫu viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4? Các hoạt động giáo dục lớp 4 phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Mẫu đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách lớp 5? Quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh lớp 5 thế nào?
- Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính? Đánh giá học sinh lớp 9 theo Thông tư nào?
- Phân tích 8 cầu đầu bài thơ Việt Bắc ngữ văn lớp 12 dễ hiểu nhất? Những yêu cầu về đọc hiểu văn bản nghị luận trong môn ngữ văn lớp 12 là gì?
- Đề thi môn toán học kỳ 1 lớp 6 năm 2024? Những yêu cầu cần đạt trong số nguyên của toán lớp 6 là gì?
- Mẫu bài văn nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi trường lớp 8? Học sinh lớp 8 cần đạt những yêu cầu về năng lực văn học nào?
- Phân tích biện pháp tu từ trong bài thơ tây tiến môn ngữ văn lớp 12? Những yêu cầu về đọc hiểu văn bản văn học là gì?
- Tóm tắt bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi ngắn nhất? Các biện pháp tu từ mà học sinh lớp 6 được học là gì?