Học ngành kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế hệ cao đẳng ra trường làm gì?

Sinh viên học ngành kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế hệ cao đẳng sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại các vị trí nào?

Học ngành kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế hệ cao đẳng ra trường làm gì?

Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục A Phần 4 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội (sau đây gọi là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên học ngành kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế hệ cao đẳng khi ra trường có thể làm các công việc sau:

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy X - quang;

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy rửa phim X - quang;

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy in phim X - quang;

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy X - quang (C - Arm);

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy X - quang kỹ thuật số;

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng máy chụp cắt lớp vi tính (CT);

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng máy chụp mạch (DSA);

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng máy cộng hưởng từ (MRI);

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy Siêu âm.

Học ngành kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế hệ cao đẳng ra trường làm gì?

Học ngành kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế hệ cao đẳng ra trường làm gì? (Hình từ Internet)

Giới thiệu chung về ngành kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế hệ cao đẳng?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục A Phần 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH thì ngành ngành kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế hệ cao đẳng được mô tả như sau:

Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và quản lý các loại máy móc chuyên về chẩn đoán hình ảnh, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Đây là các thiết bị hiện đại có độ chính xác cao, các thiết bị này sử dụng sóng bức xạ hoặc vật lý xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân như máy X-Quang, siêu âm, CT… hoặc sử dụng hóa chất phụ trợ cho việc in ấn ảnh như máy rửa phim, in phim do đó yêu cầu về an toàn chính xác rất khắt khe, yêu cầu tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ chế độ bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp và thực hiện thật tốt các nguyên tắc an toàn điện, an toàn bức xạ.

Người làm nghề kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế có khả năng: Giám sát hoặc trực tiếp tham gia thi công lắp đặt và triển khai các dự án đầu tư máy móc thiết bị chẩn đoán hình ảnh cung cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh; vận hành, hướng dẫn sử dụng máy; bảo dưỡng, kiểm soát quá trình sử dụng máy theo quy trình quản lý thiết bị; sửa chữa theo năng lực được đào tạo; tiến hành, nghiên cứu, bố trí thiết bị phụ trợ phục vụ cho phòng đặt máy sao cho hiệu quả; tham mưu, tư vấn các giải pháp về kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị máy móc, nâng cao tuổi thọ của máy.

Người hành nghề trình độ cao đẳng có thể đảm nhiệm các vị trí bảo dưỡng sửa chữa thiết bị chẩn đoán hình ảnh tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập hoặc ngoài công lập; lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị các đơn vị kinh doanh sản xuất thiết bị hình ảnh.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

Yêu cầu về kỹ năng mà sinh viên ngành kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế hệ cao đẳng phải có sau khi tốt nghiệp ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục A Phần 4 Quy định ban hành ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên ngành kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế hệ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có được các kỹ năng sau:

- Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa thiết bị chẩn đoán hình ảnh;

- Lắp đặt được thiết bị chẩn đoán hình ảnh đúng kỹ thuật yêu cầu;

- Vận hành, sử dụng được thiết bị chẩn đoán hình ảnh đúng quy trình ;

- Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị chẩn đoán hình ảnh thông dụng;

- Phát hiện được các sự cố và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của thiết bị chẩn đoán hình ảnh;

- Sửa chữa được các thiết bị có ứng dụng công nghệ tiên tiến;

- Theo dõi, giám sát và tham gia quá trình sửa chữa thiết bị chẩn đoán hình ảnh của các kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật;

- Lập sổ lý lịch máy và ghi chép theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị chẩn đoán hình ảnh;

- Đề xuất các giải pháp về công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Giáo dục nghề nghiệp
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục nghề nghiệp là gì? Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Giáo dục 2019 thì giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình đào tạo đối với các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên ngành kế toán doanh nghiệp hệ cao đẳng có thể làm việc gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng ngành điện công nghiệp ra làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng ngành kỹ thuật chế biến món ăn ra làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng ngành kỹ thuật pha chế đồ uống ra làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng ngành điện dân dụng ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí hệ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành vận hành sửa chữa thiết bị lạnh hệ cao đẳng ra trường làm gì?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;