Học ngành kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc hệ cao đẳng ra trường làm gì?

Sinh viên học ngành kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc hệ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm các công việc gì?

Học ngành kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc hệ cao đẳng ra trường làm gì?

Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục A Phần 6 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội (sau đây gọi là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên học ngành kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc hệ cao đẳng khi ra trường có thể làm các công việc sau:

- Quản lý mẫu kiểm nghiệm;

- Kiểm nghiệm (thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm);

- Giám sát quy trình sản xuất (GMP).

Học ngành kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc hệ cao đẳng ra trường làm gì?

Học ngành kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc hệ cao đẳng ra trường làm gì? (Hình từ Internet)

Sinh viên ngành kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc hệ cao đẳng học tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc trình độ cao đẳng là ngành, nghề chuyên thực hiện việc lấy mẫu; phân tích các chỉ tiêu chất lượng cơ bản, phổ biến của nguyên liệu, bán sản phẩm, sản phẩm; phân tích chỉ tiêu đặc trưng của thuốc theo các phương pháp: vật lý, hóa học, sinh học, khối lượng, thể tích, trắc quang, quang phổ, sắc ký, ... bằng các dụng cụ, thiết bị, máy móc và hóa chất chuyên dụng theo đúng tiêu chuẩn, quy trình, đảm bảo chính xác an toàn và hiệu quả; tổng hợp đánh giá kết quả phân tích và quản lý hoạt động thử nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ người hành nghề “Kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc” sẽ thực hiện nhiệm vụ của người kiểm nghiệm viên, người quản lý công tác kiểm nghiệm tại các Trung tâm kiểm nghiệm dược- mỹ phẩm, Trung tâm y học dự phòng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bảo quản dược phẩm, phòng kiểm nghiệm dược phẩm của các cơ sở đào tạo, các đơn vị nghiên cứu.
Người làm nghề “Kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc” thường xuyên làm việc trong điều kiện tiếp xúc với các loại hóa chất phân tích, các dụng cụ thủy tinh dễ vỡ, máy và thiết bị phân tích đòi hỏi độ chính xác cao, cần thao tác cẩn thận, tỉ mỉ; đồng thời cũng thường tiếp xúc với các máy móc, trang thiết bị, điều kiện làm việc trong các môi trường sản xuất kinh doanh dược phẩm khác nhau.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

Như vậy, sinh viên học ngành kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc hệ cao đẳng học tối thiểu 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

Yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu mà sinh viên ngành kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc hệ cao đẳng phải đạt được sau khi tốt nghiệp ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH thì yêu cầu về kiến thức mà sinh viên ngành kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc hệ cao đẳng phải đạt được sau khi tốt nghiệp như sau:

- Trình bày được các kiến thức cơ bản của các môn cơ sở phù hợp với nghề đào tạo: Xác suất thống kê, vi sinh ký sinh, sinh học, hóa học đại cương, Hóa phân tích;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản của các môn cơ sở ngành phù hợp với nghề đào tạo: Hóa dược, Dược lý, Thực vật - Dược liệu, Bào chế, Dược cổ truyền;

- Trình bày được quy trình lấy mẫu và bảo quản mẫu kiểm nghiệm;

- Giải thích được các yêu cầu về điều kiện kiểm nghiệm thuốc;

- Trình bày được quy trình pha hóa chất, chất thử chuẩn phục vụ kiểm nghiệm;

- Trình bày được quy trình vận hành, hiệu chuẩn và bảo trì các máy phục vụ kiểm nghiệm thuốc;

- Trình bày được quy trình các phương pháp kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm (Hóa lý, hóa học, sinh học);

- Phân tích được các tiêu chuẩn chất lượng của môi trường sản xuất (nước, không khí, nhiệt độ, độ ẩm…);

- Trình bày được quy trình sản xuất thuốc và tiêu chuẩn của thuốc theo quy định;

- Trình bày được quy trình quản lý, trả và lưu trữ kết quả kiểm nghiệm thuốc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Yêu cầu về khối lượng kỹ năng tối thiểu mà sinh viên ngành kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc hệ cao đẳng phải đạt được sau khi tốt nghiệp ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH thì yêu cầu về kỹ năng mà sinh viên ngành kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc hệ cao đẳng phải đạt được sau khi tốt nghiệp như sau:

- Lấy, bảo quản và lưu trữ được mẫu kiểm nghiệm đúng quy trình;

- Kiểm tra được các điều kiện phục vụ công tác kiểm nghiệm thuốc;

- Pha chế được một số dung dịch chuẩn, dung dịch gốc, thuốc thử đúng quy định;

- Kiểm nghiệm được các hóa chất, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất;

- Vận hành thiết bị kiểm nghiệm thuốc đúng quy trình;

- Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ thiết bị kiểm nghiệm thuốc;

- Thực hiện đúng quy trình kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm;

- Phân tích xác định đúng kết quả và ghi vào phiếu kiểm nghiệm;

- Thực hiện được quy trình kiểm nghiệm môi trường phục vụ sản xuất và chất thải;

- Thực hiện đúng quy định an toàn lao động;

- Có kỹ năng quản lý, trả và lưu trữ kết quả kiểm nghiệm;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Giáo dục nghề nghiệp
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo có phải là chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Liên thông trong đào tạo giáo dục nghề nghiệp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
02 Biểu tượng tôn vinh giáo dục nghề nghiệp mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Đào tạo trình độ sơ cấp sẽ áp dụng với cơ sở giáo dục nào? Đối tượng đăng ký học là những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục nghề nghiệp là gì? Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Giáo dục 2019 thì giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình đào tạo đối với các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;