Học ngành điện tử dân dụng hệ cao đẳng ra trường làm gì?

Sinh viên học ngành điện tử dân dụng trình độ cao đẳng sau khi ra trường có thể làm các công việc gì?

Học ngành điện tử dân dụng hệ cao đẳng ra trường làm gì?

Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục A Phần 13 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (sau đây gọi là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên ngành điện tử dân dụng hệ cao đẳng sau khi ra trường có thể làm các công việc sau:

- Thiết kế hệ thống giám sát, điều khiển và cảnh báo;

- Sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử dân dụng;

- Sửa chữa thiết bị điện tử dân dụng;

- Kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm;

- Tư vấn dịch vụ điện tử dân dụng;

- Kinh doanh dịch vụ điện tử dân dụng.

Học ngành điện tử dân dụng hệ cao đẳng ra trường làm gì?

Học ngành điện tử dân dụng hệ cao đẳng ra trường làm gì? (Hình từ Internet)

Ngành điện tử dân dụng hệ cao đẳng học tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục A Phần 13 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Giới thiệu chung về ngành, nghề
Điện tử dân dụng trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên thực hiện các công việc lắp ráp, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, sản xuất vận hành khai thác các thiết bị điện tử dân dụng như: các thiết bị điện tử gia dụng, hệ thống giám sát cảnh báo, các hệ thống điều khiển thông minh, các hệ thống chiếu sáng dân dụng, các thiết bị chăm sóc sức khỏe cá nhân theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an ninh, an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Điện điện tử dân dụng làm việc trong các cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị kinh doanh, tự tổ chức và làm chủ cơ sở sản xuất, sửa chữa thiết bị điện tử.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Làm việc và giải quyết các công việc một cách chủ động, giao tiếp và phối hợp làm việc theo tổ, nhóm, tổ chức và quản lý quá trình sản xuất, bồi dưỡng kèm cặp được công nhân bậc thấp tương ứng với trình độ quy định.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

Như vậy, sinh viên học ngành điện tử dân dụng hệ cao đẳng học tối thiểu 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

Yêu cầu về kỹ năng đối với sinh viên ngành điện tử dân dụng hệ cao đẳng ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục A Phần 13 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH thì yêu cầu về kỹ năng đối với sinh viên ngành điện tử dân dụng hệ cao đẳng như sau:

- Đọc được các bản vẽ kỹ vẽ sơ đồ mạch, sửa chữa, lắp ráp, thiết kế chuyên môn của nghề;

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề chuyên dùng thông dụng;

- Sử dụng được các phần mềm vẽ mạch và lắp ráp được các mạch điện tử cơ bản;

- Lắp ráp, kiểm tra và hiệu chỉnh được các mạch điện tử cơ bản;

- Xử lý được các sự cố kỹ thuật xảy ra trong quá trình vận hành của các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông;

- Cải tiến nâng cấp được hệ thống điện tử dân dụng;

- Sử dụng được smartphone để điều khiển các thiết bị tự động gia dụng;

- Vận hành và xử lý được một số tình huống hệ thống smart city, smart home các chuẩn mạng truyền thông trong hệ thống;

- Lắp đặt, kết nối được các thiết bị trong thông tin di động, thông tin quang, mạng truyền hình, internet;

- Bảo dưỡng, sửa chữa được các thiết bị điện tử dân dụng, hệ thống nghe nhìn, camera, hệ thống giám sát cảnh báo;

- Sản xuất, kiểm định được sản phẩm trong dây chuyền sản xuất, xưởng sản xuất thiết bị điện tử dân dụng;

- Xây dựng được các kế hoạch nghiệp vụ như: kế hoạch tiếp thị, kế hoạch tổ chức hội nghị;

- Làm được các loại mẫu biểu, báo cáo, văn bản đối nội, hợp đồng thông dụng của kinh doanh, dịch vụ;

- Tổ chức thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Yêu cầu về kiến thức đối với sinh viên ngành điện tử dân dụng hệ cao đẳng ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục A Phần 13 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH thì yêu cầu về kiến thức đối với sinh viên ngành điện tử dân dụng hệ cao đẳng như sau:

- Nêu được các quy định, tiêu chuẩn trong các bản vẽ kỹ thuật của nghề;

- Giải thích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện tử cơ bản;

- Phân tích được nguyên lý hoạt động của máy thu hình công nghệ cao;

- Phân tích được quy trình công nghệ lắp ráp, sửa chữa, thay thế mảng, cụm thiết bị điện tử;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về các phương pháp lập trình ứng dụng PLC, vi điều khiển;

- Trình bày được hệ thống điều khiển thông minh dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo;

- Phân tích được các hệ thống chiếu sáng;

- Trình bày được về tương thích điện từ;

- Phân tích được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của quản lý sản xuất, dịch vụ kinh doanh công nghệ;

- Phân tích được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại các bộ phận của doanh nghiệp;

- Xác định được các công việc cơ bản trong quản lý chất lượng sản phẩm thiết bị công nghệ;

- Xác định được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong nghề nghiệp;

- Trình bày được các qui tắc vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng phòng chống phát thải có hại đến môi trường;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Giáo dục nghề nghiệp
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo có phải là chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Liên thông trong đào tạo giáo dục nghề nghiệp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
02 Biểu tượng tôn vinh giáo dục nghề nghiệp mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Đào tạo trình độ sơ cấp sẽ áp dụng với cơ sở giáo dục nào? Đối tượng đăng ký học là những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục nghề nghiệp là gì? Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Giáo dục 2019 thì giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình đào tạo đối với các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;