Học liệu sử dụng trong trường mầm non dạng xuất bản phẩm được hiểu như thế nào?

Quy định về khái niệm học liệu sử dụng trong trường mầm non (dạng xuất bản phẩm) được hiểu như thế nào?

Học liệu sử dụng trong trường mầm non dạng xuất bản phẩm được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT giải thích:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Học liệu sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non là các phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung giáo dục mầm non nhằm phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trong cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là học liệu).
4. Học liệu dạng xuất bản phẩm là học liệu được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản, gồm: tài liệu in, tài liệu chữ nổi, tranh, ảnh, ảnh dạng thẻ và học liệu điện tử (là tài liệu được số hóa theo một cấu trúc định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên các thiết bị điện tử).

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì học liệu sử dụng trong trường mầm non dạng xuất bản phẩm được hiểu là các phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung giáo dục mầm non.

Mục đích của học liệu sử dụng trong trường mầm non nay nhằm phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trong trường mầm non, được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản, gồm:

- Tài liệu in, tài liệu chữ nổi, tranh, ảnh, ảnh dạng thẻ;

- Học liệu điện tử (là tài liệu được số hóa theo một cấu trúc định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên các thiết bị điện tử).

Học liệu sử dụng trong trường mầm non dạng xuất bản phẩm được hiểu như thế nào?

Học liệu sử dụng trong trường mầm non dạng xuất bản phẩm được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)

Học liệu sử dụng trong trường mầm non được tự làm thì cần phải đảm bảo an toàn như thế nào?

Theo đó, tính an toàn của học liệu được quy định tại Điều 7 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:

Tính an toàn của học liệu
1. Học liệu xuất bản phẩm dược sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non cần có tem, nhãn mác, ghi rõ các thông tin trên xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản; không vi phạm các quy định của pháp luật.
2. Học liệu xuất bản phẩm theo hình thức dịch, xuất bản ở nước ngoài phải có giấy chứng nhận thẩm định theo Luật Xuất bản.
3. Đối với học liệu xuất bản phẩm điện tử: có giải pháp quản lý thời gian sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
4. Đối với học liệu tự làm: bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây độc hại; thân thiện với môi trường; hạn chế sử dụng học liệu từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần.

Như vậy, riêng với học liệu sử dụng trong trường mầm non được tự làm thì cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn, không gây độc hại; thân thiện với môi trường; hạn chế sử dụng học liệu từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần.

Trách nhiệm của hiệu trưởng như thế nào đối với việc quản lý học liệu sử dụng trong trường mầm non?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:

Trong việc lựa chọn học liệu sử dụng trong trường mầm non, Hiệu trưởng trường mầm non phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý giáo dục, cha mẹ/người chăm sóc trẻ em về quyết định lựa chọn học liệu được sử dụng trong trường;

Đồng thời, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về quyết định lựa chọn học liệu, kế hoạch mua sắm, trang bị học liệu hằng năm và tình hình khai thác, sử dụng học liệu của trường mầm non;

Định kỳ, Hiệu trưởng trường mầm non có trách nhiệm tổ chức rà soát, kiểm tra chất lượng học liệu đang sử dụng; có biện pháp khắc phục, thay thế (nếu cần thiết);

Thông báo cho cán bộ quản lý, giáo viên trong trường mầm non, cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em về danh mục và số lượng học liệu. Tổ chức tư vấn cho cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em lựa chọn, mua học liệu nếu có nhu cầu riêng.

Những nguyên tắc cần lưu ý khi lựa chọn học liệu sử dụng, đồ chơi trong các cơ sở giáo dục mầm non như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT, thì những nguyên tắc cần lưu ý khi lựa chọn học liệu sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non như sau:

Nguyên tắc 1. Đồ chơi có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thực hiện theo các quy định hiện hành.

Nguyên tắc 2. Đồ chơi không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và học liệu được lựa chọn theo các nguyên tắc sau:

- Đồ chơi, học liệu bảo đảm các yêu cầu được quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương 2 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT;

- Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào nhu cầu thực tế thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; phát triển Chương trình giáo dục mầm non; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm;

- Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào điều kiện thực tế: về vật chất (địa điểm, không gian xếp đặt); về nguồn lực (khả năng khai thác, sử dụng, ứng dụng đồ chơi của cán bộ quản lý và giáo viên).

Nguyên tắc 3. Bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Trường mầm non
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Có được vận động tài trợ chi phí giữ xe của học sinh tại trường mầm non không?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu đối với tài liệu sử dụng trong trường mầm non như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục từ 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục thành lập trường mầm non từ 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện thành lập trường mầm non mới nhất từ 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường mẫu giáo hoạt động nhưng được cho phép không đúng thẩm quyền thì có bị đình chỉ hoạt động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giải thể trường mẫu giáo sẽ được thực hiện theo văn bản pháp luật nào? Trường hợp nào thì được giải thể trường mẫu giáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu của trường mầm non ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Công Văn 4868 của Bộ Giáo dục hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chung trường mầm non năm học 2024-2025 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Bữa ăn học đường sẽ là những bữa nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 168

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;