Học cao đẳng ngành truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?
- Học cao đẳng ngành truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?
- Yêu cầu về kiến thức của sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện hệ cao đẳng như thế nào?
- Yêu cầu về kỹ năng của sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện hệ cao đẳng như thế nào?
- Khối lượng kiến thức của ngành truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng là bao nhiêu tín chỉ?
Học cao đẳng ngành truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?
Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục A Phần 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện hệ cao đẳng có thể làm các công việc sau:
- Phóng viên;
- Biên tập viên tại các báo điện tử, trang thông tin điện tử, công ty truyền thông, nhà xuất bản, hãng phim;
- Tổ chức sản xuất;
- Biên tập viên nội dung tại bộ phận truyền thông của các công ty, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị;
- Truyền thông;
- Quản trị truyền thông mạng xã hội.
Học cao đẳng ngành truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về kiến thức của sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện hệ cao đẳng như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục A Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH yêu cầu về kiến thức của sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện hệ cao đẳng sau khi tốt nghiệp như sau:
- Trình bày được vị trí, vai trò của truyền thông đa phương tiện trong ngành truyền thông và đặc trưng của hoạt động sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện, hiệu ứng xã hội và tác động của các sản phẩm truyền thông đa phương tiện đối với công chúng truyền thông;
- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận truyền thông và các bộ phận khác trong cơ quan báo chí, công ty truyền thông, cơ quan, đơn vị có hoạt động truyền thông; mối quan hệ giữa bộ phận truyền thông và các bộ phận liên quan;
- Phân tích được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của hoạt động sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện: thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm, phát hành sản phẩm, tương tác với công chúng và các nghiệp vụ khác;
- Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại bộ phận hoạt động báo chí - truyền thông;
- Liệt kê được các công việc cơ bản trong quản lý nhân sự, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý phát hành… trong hoạt động truyền thông đa phương tiện;
- Liệt kê được các loại máy móc, trang thiết bị chủ yếu của các bộ phận trong cơ quan báo chí, công ty truyền thông, cơ quan, đơn vị có hoạt động truyền thông và giải thích công dụng của chúng;
- Trình bày được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong hoạt động sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện để nhận diện được các nguy cơ và có biện pháp phòng ngừa;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Yêu cầu về kỹ năng của sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện hệ cao đẳng như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục A Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH yêu cầu về kỹ năng của sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện hệ cao đẳng sau khi tốt nghiệp như sau:
- Xây dựng được các kế hoạch nghiệp vụ như: kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch phân công công việc, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch mua sắm trang thiết bị - dụng cụ, kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện; làm được các loại mẫu biểu, báo cáo, thông cáo, văn bản đối nội, hợp đồng thông dụng của ngành truyền thông;
- Điều hành được các công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả; giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả công việc đảm bảo đúng quy trình và tiêu chuẩn, phát hiện ra được các nguyên nhân cản trở hoạt động, đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao kết quả, hiệu quả sản xuất, phát hành;
- Ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện; sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị phục vụ sản xuất và phát hành sản phẩm báo chí - truyền thông; có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong công ty, cơ quan, đơn vị;
- Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn, kèm cặp kỹ năng nghề cho thực tập sinh và nhân viên mới;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Khối lượng kiến thức của ngành truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng là bao nhiêu tín chỉ?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục A Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng là ngành, nghề đào tạo sinh viên có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, có năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của ngành, nghề truyền thông đa phương tiện, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người học được đào tạo kiến thức thực tế trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện, kiến thức lý thuyết rộng về báo chí - truyền thông, hiểu được vai trò, vị trí của ngành, nghề truyền thông đối với sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, người học ngành, nghề truyền thông đa phương tiện được trang bị kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin ứng dụng cho lĩnh vực truyền thông. Từ đó, người học có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phát sinh trong quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc năng động, có thể xuất hiện nhiều thay đổi, phát sinh. Về trách nhiệm, người học nhận thức và thực hiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, đánh giá đối với nhóm thực hiện theo chức trách được giao.
Tùy theo vị trí công việc và nơi làm việc, phạm vi công việc và nhiệm vụ cụ thể của người lao động có khác nhau, nhưng đều tham gia thực hiện toàn thể hoặc một phần quy trình sản xuất và phát hành sản phẩm báo chí - truyền thông đa phương tiện, từ hình thành ý tưởng về nội dung cho đến sản xuất và phát hành sản phẩm.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.000 giờ (tương đương 71 tín chỉ).
Như vậy, khối lượng kiến thức của ngành truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng là 71 tín chỉ.
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội hiện tượng đời sống điểm cao? 3 chuyên đề học tập môn Ngữ văn học sinh lớp 11 là gì?
- Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về tình yêu quê hương của thế hệ trẻ hiện nay? Thời lượng dạy môn văn lớp 5 là bao nhiêu tiết?
- Top 5 mẫu viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên ông bụt lớp 4 hay nhất? Mục tiêu giáo dục học sinh tiểu học?
- Top 10 mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học truyện ngắn? Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn là chuyên đề môn Ngữ văn lớp mấy?
- Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7? Học sinh lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?
- Loại gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ có hướng gì? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được đánh giá bằng điểm số ra sao?
- Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành phố?
- Mẫu Viết thư mời dự tiệc Giáng sinh bằng Tiếng Anh hay nhất? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là gì?
- Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa rừng Trần Hưng Đạo? 4 hình thức khen thưởng học sinh THCS?
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?