Học cao đẳng ngành thương mại điện tử ra trường làm gì?

Sinh viên học ngành thương mại điện tử hệ cao đẳng ra trường có thể làm các công việc gì?

Học cao đẳng ngành thương mại điện tử ra trường làm gì?

Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục A Phần 7 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên ngành thương mại điện tử hệ cao đẳng có thể làm các công việc sau:

- Giao dịch Thương mại điện tử;

- Dịch vụ công trực tuyến;

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng;

- Quản trị dự án Thương mại điện tử;

- Thiết lập và quản lý website;

- Đồ họa máy tính;

- Quản trị mạng;

- E- Marketing;

- Thông quan điện tử;

- Thanh toán điện tử.

Học cao đẳng ngành thương mại điện tử ra trường làm gì?

Học cao đẳng ngành thương mại điện tử ra trường làm gì? (Hình từ Internet)

Ngành thương mại điện tử hệ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục A Phần 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định về ngành thương mại điện tử hệ cao đẳng như sau:

Thương mại điện tử trình độ cao đẳng là ngành, nghề giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử như điện thoại, máy fax, các phương tiện thanh toán điện tử và máy tính có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Dựa trên các phương tiện này, người làm ngành, nghề thương mại điện tử sẽ thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng Internet, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá trực tuyến, hợp tác chia sẻ tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng.

Ngoài ra người làm ngành, nghề thương mại điện tử còn thực hiện các công việc khác phục vụ cho các hoạt động giao dịch thương mại được thành công như thiết lập và quản lý website thương mại điện tử, quản trị mạng máy tính, thiết kế đồ họa, lập các báo cáo khảo sát, nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Điều kiện và môi trường làm việc: Các hoạt động thương mại điện tử được thực hiện ở các doanh nghiệp, tổ chức với điều kiện môi trường làm việc nhiều biến động, có cạnh tranh, có quan hệ giao dịch với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, có tính chuyên nghiệp. Để làm được nghề Thương mại điện tử cần biết sử dụng thành thạo các công cụ, thiết bị điện tử, mạng internet để thực hiện hành vi mua, bán hàng hóa.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

Yêu cầu về kiến thức của sinh viên ngành thương mại điện tử hệ cao đẳng như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục A Phần 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH yêu cầu về kiến thức của sinh viên ngành thương mại điện tử hệ cao đẳng sau khi tốt nghiệp như sau:

- Trình bày được đặc điểm, nội dung và quy trình thực hiện các giao dịch thương mại điện tử B2B; B2C; C2C; giao dịch đấu giá trực tuyến; quy trình của hệ thống giao dịch qua thư tín, điện tín, mạng xã hội và các thiết bị điện tử khác;

- Mô tả được các luật, các nghị định, chế tài, hành lang pháp lý và thông lệ quốc tế liên quan trong trong hoạt động tư vấn, thương thảo và thuyết minh bán hàng, mua hàng trên mạng Internet;

- Trình bày được đặc điểm, nội dung, quy trình của các giao dịch dịch vụ công, giao dịch chính phủ điện tử; quy trình tiếp nhận, đánh giá, phân loại và xử lý khiếu nại trong dịch vụ công; mô tả được các hoạt động xử lý, phân luồng, dịch chuyển, theo dõi trạng thái hồ sơ của công dân;

- Xác định được những mục tiêu, yêu cầu của dự án thương mại điện tử; phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến dự án; xác định được các điểm mạnh, điểm yếu trong thực hiện dự án; phân tích được các loại rủi ro đối với hoạt động của một dự án;

- Trình bày được quy trình tiếp nhận phản hồi và xử lý các khiếu nại của khách hàng về sản phẩm dịch vụ; xác định được phương pháp hiệu quả trong việc đánh giá chỉ số hài lòng của khách hàng; nhận biết được các kênh truyền thông, các trang mạng xã hội và các ứng dụng công nghệ thông tin để có thể tiếp xúc được với khách hàng;

- Phân tích được các nguyên tắc cài đặt, cấu hình các phần mềm ứng dụng, các phần mềm dịch vụ website; trình bày được nguyên tắc hoạt động, các giao dịch của siêu thị, gian hàng ảo trên wesite thương mại điện tử; phân tích được một số giải pháp chủ yếu để bảo mật, bảo vệ cơ sở dữ liệu, phòng tránh và ứng phó rủi ro cho website thương mại điện tử;

- Trình bày được các quy trình thực hiện cài đặt và cấu hình các phần mềm xử lý ảnh, xử lý đồ họa; mô tả được quy trình thiết kế, xử lý ảnh, sáng tác đồ họa trên các phần mềm chuyên dụng;

- Phân tích được các nguyên tắc cài đặt, cấu hình các thiết bị mạng như switch, router, modem, các phần mềm ứng dụng, các phần mềm dịch vụ máy chủ, máy trạm và các thiết bị đầu cuối; phân tích được một số giải pháp chủ yếu để bảo mật, bảo vệ cơ sở dữ liệu, phòng tránh và ứng phó rủi ro cho hệ thống; trình bày được các phương pháp bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, sao lưu cơ sở dữ liệu;

- Mô tả được các nghiệp vụ E-marketing, các kỹ thuật SEO, SEM, đảm bảo tối ưu hóa tìm kiếm, tối ưu hóa tiếp thị cho website; mô tả được các hình thức E- marketing phù hợp với doanh nghiệp;

- Trình bày được cách thức vận hành, khai báo thông tin,… trong phần mềm khai báo hải quan ECUSS-VNACCS, các quy định của pháp luật quốc tế đối với bộ chứng từ, thủ tục, quy trình vận chuyển riêng trong mỗi hình thức vận chuyển khác nhau; mô tả được bộ chứng từ xuất nhập khẩu, nhất là những chứng từ quan trọng: Contract, Invoice, Packing List, C/O,…

- Trình bày được quy trình thanh toán điện tử qua các hình thức thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua cổng thanh toán điện tử, thanh toán bằng ví điện tử, thanh toán bằng SMS, thanh toán COD, thanh toán bằng chuyển khoản;

- Nhận thức được tầm quan trọng về bảo vệ môi trường, tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ 4.0 đáp ứng nhu cầu công việc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Trình độ cao đẳng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Học ngành truyền thông và mạng máy tính hệ cao đẳng ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học hệ cao đẳng mấy năm? Chương trình đào tạo hệ cao đẳng sẽ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành công nghệ sinh học trình độ cao đẳng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành kiểm soát không lưu hệ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng logistics sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng điều dưỡng ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng công tác xã hội ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng hộ sinh ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng công nghệ kỹ thuật ô tô ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng là ngành nghề gì?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;