Học cao đẳng ngành quản trị kinh doanh có thể làm gì?
- Học cao đẳng ngành quản trị kinh doanh có thể làm gì?
- Yêu cầu về kiến thức của sinh viên ngành quản trị kinh doanh hệ cao đẳng như thế nào?
- Yêu cầu về kỹ năng của sinh viên ngành quản trị kinh doanh hệ cao đẳng như thế nào?
- Ngành quản trị kinh doanh hệ cao đẳng có khối lượng kiến thức tối thiểu là bao nhiêu?
Học cao đẳng ngành quản trị kinh doanh có thể làm gì?
Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục A Phần 9 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên ngành quản trị kinh doanh hệ cao đẳng có thể làm các công việc sau:
- Nhân sự;
- Kinh doanh;
- Hành chính;
- Marketing;
- Trợ lý.
Học cao đẳng ngành quản trị kinh doanh có thể làm gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về kiến thức của sinh viên ngành quản trị kinh doanh hệ cao đẳng như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH yêu cầu về kiến thức của sinh viên ngành quản trị kinh doanh hệ cao đẳng sau khi tốt nghiệp như sau:
- Trình bày được khái niệm cơ bản trong lĩnh vực kinh doanh, hành chính, nhân sự, marketing, trợ lý;
- Giải thích được các quyền và nghĩa vụ của người lao động theo Luật lao động;
- Xác định được nội dung và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của tổ chức;
- Liệt kê được các trách nhiệm và nhiệm vụ của bản thân khi làm việc nhóm;
- Xác định được cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với loại hình tổ chức;
- Giải thích và phân tích được hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức;
- Xác định được quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Xác định được quy trình thực hiện công việc, nhật ký công việc;
- Mô tả được quy trình và cách thức thực hiện công việc trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Giải thích được các quy luật kinh tế, các biến số môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động của tổ chức;
- Cập nhật được các quy định, chính sách về hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Yêu cầu về kỹ năng của sinh viên ngành quản trị kinh doanh hệ cao đẳng như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH yêu cầu về kỹ năng của sinh viên ngành quản trị kinh doanh hệ cao đẳng sau khi tốt nghiệp như sau:
- Lập được kế hoạch thực hiện công việc;
- Vận hành được hệ thống tiêu thụ sản phẩm sẵn có tại đơn vị một cách hiệu quả;
- Dự báo và tìm kiếm được cơ hội kinh doanh;
- Lập được báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức;
- Cung cấp được các thông tin kinh tế - xã hội về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị và các cơ quan quản lý có liên quan;
- Xác định được chiến lược kinh doanh tại đơn vị bộ phận;
- Tham mưu cho lãnh đạo những ý kiến cải tiến công tác quản trị phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh;
- Thiết lập được mối quan hệ giữa đơn vị với các đối tác;
- Giải quyết được những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong mọi trường hợp;
- Tạo lập và khởi nghiệp được tổ chức mới với quy mô vừa và nhỏ;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp vệ sinh an toàn lao động;
- Phát hiện và đề phòng được rủi ro và mối nguy hại tại nơi làm việc;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngành quản trị kinh doanh hệ cao đẳng có khối lượng kiến thức tối thiểu là bao nhiêu?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Quản trị kinh doanh trình độ cao đẳng là một ngành, nghề có sự kết hợp của khoa học và nghệ thuật quản lý - kinh doanh. Đây là ngành, nghề hỗ trợ phát triển tối đa tư duy hệ thống trong quản lý và cải tiến hiệu quả hệ thống sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành, nghề Quản trị kinh doanh thực hiện việc duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của tổ chức, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa hiệu quả hoạt động, "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản trị. Để kết nối và vận hành được toàn hệ thống hoạt động của tổ chức, người học ngành, nghề quản trị kinh doanh có thể đảm nhận những vị trí việc làm liên quan tại từng bộ phận như: Nhân sự, kinh doanh, marketing, hành chính, trợ lý. Đây là những vị trí việc làm phổ biến trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các công việc của ngành, nghề chủ yếu được thực hiện tại các bộ phận của tổ chức hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh. Do đó, những vị trí việc làm này phải chịu cường độ làm việc cao, chịu áp lực lớn về thời gian và yêu cầu đảm bảo tiến độ kế hoạch kinh doanh của tổ chức. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: Môi trường và điều kiện làm việc phải đảm bảo sức khỏe; mặt bằng kinh doanh hợp lý, các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn của từng công việc; các phần mềm giám sát, quản lý sản phẩm; hệ thống thông tin liên lạc tốt; các quy định nội bộ về chuẩn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.045 giờ (tương đương 73 tín chỉ).
Như vậy, khối lượng kiến thức tối thiểu của ngành quản trị kinh doanh hệ cao đẳng là 2.045 giờ (tương đương 73 tín chỉ).
- Trong di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định công việc đầu tiên là gì? Yêu cầu đối với học sinh trong lồng ghép giáo dục quốc phòng?
- Đáp án Bảng C Cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025? Hồ sơ đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm những gì?
- Top mẫu dàn ý Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch chi tiết nhất? Yêu cầu về đánh giá bằng hình thức nhận xét đối với học sinh lớp 9 ra sao?
- Viết bài văn kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật trong câu chuyện đó lớp 5? Học sinh lớp 5 được đánh giá thường xuyên thế nào?
- Chứng chỉ ngoại ngữ không được quy đổi thành điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Những điểm mới đáng chú ý của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ 2025 so với các năm trước?
- Mẫu phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân lớp 9? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THCS?
- Đã có Thông tư 24 Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?