Học cao đẳng ngành cơ điện lạnh thủy sản ra trường làm gì?
Học cao đẳng ngành cơ điện lạnh thủy sản ra trường làm gì?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục A Phần 9 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (sau đây là gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên học cao đẳng ngành cơ điện lạnh thủy sản có thể làm các công việc sau đây:
- Lắp đặt điện trong hệ thống lạnh thủy sản;
- Vận hành hệ thống lạnh thủy sản;
- Bảo dưỡng hệ thống lạnh thủy sản;
- Sửa chữa máy và thiết bị lạnh thủy sản;
- Bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị điện trong hệ thống lạnh;
- Kinh doanh vật tư - thiết bị lạnh thủy sản;
- Tư vấn dịch vụ máy và thiết bị lạnh.
Học cao đẳng ngành cơ điện lạnh thủy sản ra trường làm gì? (Hình từ Internet)
Ngành cơ điện lạnh thủy sản trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH thì ngành cơ điện lạnh thủy sản trình độ cao đẳng là ngành nghề như sau:
Cơ điện lạnh thủy sản trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và hệ thống lạnh ở tàu khai thác, các nhà máy chế biến và bảo quản thủy sản, các đơn vị thi công lắp đặt hệ thống lạnh thủy sản, các đơn vị tư vấn, thi công lắp đặt hệ thống lạnh thủy sản, các cơ sở kinh doanh - dịch vụ thiết bị lạnh, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các nhiệm vụ chủ yếu của người làm việc trong ngành, nghề Cơ điện lạnh thủy sản là: lắp đặt hệ thống lạnh thủy sản; lắp đặt điện trong hệ thống lạnh thủy sản; vận hành hệ thống lạnh thủy sản; bảo dưỡng hệ thống lạnh thủy sản; sửa chữa máy và thiết bị lạnh thủy sản; bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị điện trong hệ thống lạnh; kinh doanh vật tư - thiết bị lạnh thủy sản... đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn cho người và thiết bị. Ngoài ra, công việc của ngành, nghề còn được thực hiện tại các đơn vị tư vấn, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ máy và thiết bị lạnh.
Người hành nghề thường xuyên làm việc trong các cơ sở khai thác, chế biến và bảo quản thủy sản có môi trường nhiệt độ thay đổi, độ ồn, thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện, thiết bị áp lực, môi chất lạnh; chịu áp lực về thời gian và yêu cầu đảm bảo sự hài lòng của doanh nghiệp, khách hàng và đối tác. Do vậy, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần hợp tác, làm việc nhóm, có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Yêu cầu về kỹ năng của sinh viên ngành cơ điện lạnh thủy sản trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH thì yêu cầu về kỹ năng của sinh viên ngành cơ điện lạnh thủy sản trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp như sau:
- Đọc được các bản vẽ lắp đặt hệ thống cơ, điện, lạnh thủy sản;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ, sử dụng điện, môi chất lạnh, phòng chống tai nạn lao động và sơ cứu người bị tai nạn;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa được các hệ thống máy lạnh thủy sản, hệ thống máy lạnh trên tàu khai thác;
- Kiểm tra, xác định, sửa chữa được các hư hỏng về cơ khí, điện, lạnh trong hệ thống lạnh;
- Tính toán được phụ tải lạnh, chọn và lắp đặt sơ bộ được hệ thống cơ, điện, lạnh thủy sản năng suất lạnh nhỏ đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, an toàn cho người và thiết bị;
- Vận hành được các thiết bị trong hệ thống lạnh thủy sản đúng quy trình, đảm bảo tối ưu hóa các thông số vận hành;
- Bảo dưỡng được hệ thống cơ, điện, lạnh thủy sản theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;
- Xác định được các nguyên nhân hư hỏng và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của thiết bị cơ, điện, lạnh thủy sản;
- Sử dụng thành thạo dụng cụ đồ nghề cơ, điện, lạnh đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị bảo hộ an toàn đúng kỹ thuật, sơ cứu được nạn nhân khi xảy ra sự cố;
- Tổ chức sản xuất và quản lý điều hành được hoạt động của tổ, nhóm lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa trong phạm vi chuyên môn của nghề;
- Xây dựng được giải pháp hạn chế được chất phát thải gây hại cho môi trường trong quá trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh thủy sản;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Các trường hợp nào được miễn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Trong di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định công việc đầu tiên là gì? Yêu cầu đối với học sinh trong lồng ghép giáo dục quốc phòng?
- Đáp án Bảng C Cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025? Hồ sơ đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm những gì?
- Top mẫu dàn ý Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch chi tiết nhất? Yêu cầu về đánh giá bằng hình thức nhận xét đối với học sinh lớp 9 ra sao?
- Viết bài văn kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật trong câu chuyện đó lớp 5? Học sinh lớp 5 được đánh giá thường xuyên thế nào?
- Chứng chỉ ngoại ngữ không được quy đổi thành điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Những điểm mới đáng chú ý của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ 2025 so với các năm trước?
- Mẫu phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân lớp 9? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THCS?
- Đã có Thông tư 24 Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025?