Học cao đẳng công nghệ kỹ thuật ô tô ra trường làm gì?
Học cao đẳng công nghệ kỹ thuật ô tô ra trường làm gì?
Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục A Phần 5 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật kiến trúc, công trình xây dựng, cơ khí, điện, điện tử, truyền thông và hóa học (sau đây gọi là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên học cao đẳng công nghệ kỹ thuật ô tô ra sau khi ra trường có thể làm các công việc sau:
- Bảo dưỡng ô tô;
- Sửa chữa động cơ;
- Sửa chữa hệ thống treo, lái, phanh và truyền lực ô tô;
- Sửa chữa điện ô tô;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Học cao đẳng công nghệ kỹ thuật ô tô ra trường làm gì? (Hình từ Internet)
Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô trình độ cao đẳng là ngành nghề ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục A Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH thì công nghệ kỹ thuật ô tô trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc về bảo dưỡng và sửa chữa các loại xe ô tô đảm bảo đúng qui trình và yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người học Nghề “Công nghệ kỹ thuật ô tô” có thể làm việc tại các gara, xưởng sửa chữa ô tô, các trung tâm bảo hành của các hãng xe ô tô, các cơ sở kinh doanh, buôn bán ô tô và phụ tùng xe ô tô, các nhà máy lắp ráp ô tô, nhà máy sản xuất linh kiện và các công ty vận tải, hoặc tham gia giảng dạy thực hành ở các cơ sở đào tạo nghề về sửa chữa ô tô.
Để làm nghề “Công nghệ kỹ thuật ô tô”, người học phải có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để sau khi tốt nghiệp ra trường có thể đáp ứng được các vị trí công việc.
Ngoài ra, cần phải thường xuyên nghiên cứu, sáng tạo để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 75 tín chỉ).
Các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức đối với sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô trình độ cao đẳng ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 2, 3 Mục A Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH thì yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đối với sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô trình độ cao đẳng như sau:
- Kiến thức
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về điện – điện tử, cơ ứng dụng, vẽ kỹ thuật, vật liệu cơ khí, khí nén – thủy lực … cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề công nghệ kỹ thuật ô tô;
+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống trên động cơ, hệ thống treo, lái, phanh, truyền lực và điện ô tô;
+ Trình bày được qui trình bảo dưỡng của các hệ thống trên động cơ, hệ thống treo, lái, phanh, truyền lực và điện ô tô;
+ Nhận biết và trình bày được cách vận hành các thiết bị và dụng cụ sử dụng trong chuyên môn nghề;
+ Chẩn đoán và xác định được các sai hỏng của ô tô;
+ Phân tích được các nguyên nhân gây sai hỏng của các hệ thống trên động cơ, hệ thống treo, lái, phanh, truyền lực và điện ô tô;
+ Trình bày được các phương pháp và công nghệ sửa chữa cho ô tô;
+ Trình bày được các qui trình vận hành và kiểm tra cho ô tô;
+ Mô tả được các phương pháp hiệu chỉnh các thông số làm việc của các hệ thống trên ô tô, bảo đảm đúng các điều kiện qui định của nhà sản xuất;
+ Tiếp thu và chuyển giao được công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Kỹ năng
+ Bảo dưỡng xe đúng qui trình, đảm bảo các thông số và yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất;
+ Thực hiện đúng các qui trình kiểm tra và chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô;
+ Dự đoán chính xác các sai hỏng của ô tô;
+ Tháo và lắp thành thạo các chi tiết, các cơ cấu và hệ thống trên ô tô;
+ Thực hiện sửa chữa đúng quy trình, qui phạm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Lập được kế hoạch tổ chức sửa chữa và quản lý các công việc phù hợp với các điều kiện nơi làm việc;
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị và dụng cụ dùng cho chuyên môn nghề;
+ Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp;
+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
- Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?
- Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với giáo viên trung học cơ sở?
- Có được hưởng phụ cấp thâm niên với trường hợp giữ mã ngạch giáo viên nhưng không giảng dạy?
- Luận văn thạc sĩ là gì? Luận văn thạc sĩ được tổ chức đánh giá bằng hình thức nào?
- Bếp ăn trường học là gì? Có cần phải lưu mẫu trong bếp ăn trường học của trường mẫu giáo không?
- Tiêu chuẩn của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là gì?
- Điểm GPA là gì? Quy đổi điểm GPA ở đại học theo xếp loại học lực như thế nào?
- Mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp?
- Hội đồng trường của trường phổ thông tư thục là gì? Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục như thế nào?