Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh các cấp có năng lực đặc thù phải đáp ứng yêu cầu nào?

Hoạt động trải nghiệm giúp hình thành và phát triển ở học sinh các cấp về năng lực đặc thù sẽ cần phải đáp ứng yêu cầu nào?

Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tiểu học có năng lực đặc thù đáp ứng yêu cầu nào?

Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tiểu học có năng lực đặc thù đáp ứng yêu cầu như sau:

Năng lực

Học sinh tiểu học

NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI CUỘC SỐNG


Hiểu biết về bản thân và môi trường sống

- Nhận biết được sự thay đổi của cơ thể, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.

- Hình thành được một số thói quen, nếp sống sinh hoạt và kĩ năng tự phục vụ.

- Nhận ra được nhu cầu phù hợp và nhu cầu không phù hợp.

- Phát hiện được vấn đề và tự tin trao đổi những suy nghĩ của mình.

- Chỉ ra được sự khác biệt giữa các cá nhân về thái độ, năng lực, sở thích và hành động.

- Nhận diện được một số nguy hiểm từ môi trường sống đối với bản thân.

Kĩ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi

- Đề xuất được những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề.

- Làm chủ được cảm xúc, thái độ và hành vi của mình và thể hiện sự tự tin trước đông người.

- Tự lực trong việc thực hiện một số việc phù hợp với lứa tuổi.

- Biết cách thoả mãn nhu cầu phù hợp và kiềm chế nhu cầu không phù hợp.

- Thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau.

- Biết cách xử lí trong một số tình huống nguy hiểm.

NĂNG LỰC THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG


Kĩ năng lập kế hoạch

- Xác định được mục tiêu cho các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.

- Tham gia xác định được nội dung và cách thức thực hiện hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

- Dự kiến được thời gian thực hiện nhiệm vụ.

Kĩ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động

- Thực hiện được kế hoạch hoạt động của cá nhân.

- Biết tìm sự hỗ trợ khi cần thiết.

- Tham gia tích cực vào hoạt động nhóm.

- Thể hiện được sự chia sẻ và hỗ trợ bạn trong hoạt động.

- Biết cách giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong hoạt động.

Kĩ năng đánh giá hoạt động

- Nêu được ý nghĩa của hoạt động đối với bản thân và tập thể.

- Chỉ ra được sự tiến bộ của bản thân sau hoạt động.

- Chỉ ra được những điểm cần rút kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động và sự tích cực hoạt động của cá nhân, nhóm.

NĂNG LỰC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP


Hiểu biết về nghề nghiệp

- Nêu được nét đặc trưng và ý nghĩa của một số công việc, nghề nghiệp của người thân và nghề ở địa phương.

- Chỉ ra được một số phẩm chất và năng lực cần có để làm một số nghề quen thuộc.

- Mô tả được một số công cụ của nghề và cách sử dụng an toàn.

Hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp

- Thể hiện được sự quan tâm và sở thích đối với một số nghề quen thuộc với bản thân.

- Hình thành được trách nhiệm trong công việc và sự tuân thủ các quy định.

- Thực hiện và hoàn thành được các nhiệm vụ.

- Biết sử dụng một số công cụ lao động trong gia đình một cách an toàn.

>> Xem Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh các cấp đạt được yêu cầu về năng lực đặc thù nào?

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh các cấp đạt được yêu cầu về năng lực đặc thù nào? (Hình từ Internet)

Hoạt động trải nghiệm của học sinh cấp 2 về năng lực đặc thù đáp ứng yêu cầu ra sao?

Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh trung học cơ sở có năng lực đặc thù đáp ứng yêu cầu như sau:

Năng lực

Học sinh trung học cơ sở

NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI CUỘC SỐNG


Hiểu biết về bản thân và môi trường sống

- Xác định được những nét đặc trưng về hành vi và lời nói của bản thân.

- Thể hiện được sở thích của mình theo hướng tích cực.

- Thể hiện được chính kiến khi phản biện, bình luận về các hiện tượng xã hội và giải quyết mâu thuẫn.

- Giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi cơ thể đến các trạng thái cảm xúc, hành vi của bản thân.

- Tìm được giá trị, ý nghĩa của bản thân đối với gia đình và bạn bè.

- Giải thích được tác động của sự đa dạng về thế giới, văn hoá, con người và môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống.

- Nhận biết được những nguy cơ từ môi trường tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống con người.

Kĩ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong những tình huống khác nhau.

- Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

- Tự chuẩn bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để đáp ứng với nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau.

- Thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống.

- Biết cách ứng phó với nguy cơ, rủi ro từ môi trường tự nhiên và xã hội.

NĂNG LỰC THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG


Kĩ năng lập kế hoạch

- Xác định được mục tiêu, đề xuất được nội dung và phương thức phù hợp cho các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.

- Dự kiến được nhân sự tham gia hoạt động và phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên.

- Dự kiến được thời gian hoàn thành nhiệm vụ.

Kĩ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động

- Thực hiện được kế hoạch hoạt động của cá nhân và linh hoạt điều chỉnh khi cần để đạt được mục tiêu.

- Thể hiện được sự hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ mọi người để cùng thực hiện nhiệm vụ.

- Biết cách tự khích lệ và động viên người khác để cùng hoàn thành nhiệm vụ.

- Giải quyết được vấn đề nảy sinh trong hoạt động và trong quan hệ với người khác.

Kĩ năng đánh giá hoạt động

- Đánh giá được sự hợp lí/chưa hợp lí của kế hoạch hoạt động.

- Đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hoạt động.

- Chỉ ra được những đóng góp của bản thân và người khác vào kết quả hoạt động.

- Rút ra được những kinh nghiệm học được khi tham gia các hoạt động.

NĂNG LỰC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP


Hiểu biết về nghề nghiệp

- Giới thiệu được các nghề/nhóm nghề phổ biến ở địa phương và ở Việt Nam, chỉ ra được vai trò kinh tế - xã hội của các nghề đó.

- Phân tích được yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người làm nghề mà bản thân quan tâm.

- Trình bày được xu thế phát triển của nghề ở Việt Nam.

- Giới thiệu được các nhóm kiến thức cần học và các cơ sở đào tạo nghề liên quan đến định hướng nghề nghiệp.

- Chỉ ra được các công cụ của các ngành nghề, những nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra và cách đảm bảo sức khoẻ nghề nghiệp.

Hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp

- Hình thành được hứng thú nghề nghiệp và biết cách nuôi dưỡng hứng thú, đam mê nghề nghiệp.

- Chỉ ra được một số điểm mạnh và chưa mạnh về phẩm chất và năng lực của bản thân có liên quan đến nghề yêu thích.

- Rèn luyện được một số phẩm chất và năng lực cơ bản của người lao động.

- Biết giữ an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.

Kĩ năng ra quyết định và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp

- Lựa chọn được hướng đi phù hợp cho bản thân khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản.

- Lập được kế hoạch học tập và rèn luyện phù hợp với hướng đi đã chọn.

>> Xem Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải

Hoạt động trải nghiệm của học sinh cấp 3 về những năng lực đặc thù đáp ứng như thế nào?

Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh trung học phổ thông có năng lực đặc thù đáp ứng yêu cầu như sau:

Năng lực

Học sinh trung học phổ thông

NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI CUỘC SỐNG


Hiểu biết về bản thân và môi trường sống

- Xác định được phong cách của bản thân.

- Thể hiện được hứng thú của bản thân và tinh thần lạc quan về cuộc sống.

- Thể hiện được tư duy độc lập và giải quyết vấn đề của bản thân.

- Đánh giá được điểm mạnh, yếu và khả năng thay đổi của bản thân.

- Khẳng định được vai trò, vị thế của cá nhân trong gia đình, nhà trường và xã hội.

- Giải thích được vì sao con người, sự vật, hiện tượng xung quanh luôn biến đổi và rút ra được bài học cho bản thân từ sự hiểu biết này.

- Phân tích được ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và xã hội đến sức khoẻ và trạng thái tâm lí của cá nhân và chỉ ra được sự tác động của con người đến môi trường tự nhiên, xã hội.

Kĩ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi

- Điều chỉnh được những hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân phù hợp với bối cảnh mới.

- Thay đổi được cách suy nghĩ, biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ, hoàn cảnh mới.

- Thể hiện được khả năng tự học trong những hoàn cảnh mới.

- Thực hiện được các nhiệm vụ trong hoàn cảnh mới.

- Thể hiện được sự tự tin trong giao tiếp, ứng xử và trong các mối quan hệ khác nhau.

- Giải quyết được một số vấn đề về môi trường tự nhiên và xã hội phù hợp với khả năng của mình.

NĂNG LỰC THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG


Kĩ năng lập kế hoạch

- Xác định được mục tiêu, nội dung hoạt động, phương tiện và hình thức hoạt động phù hợp.

- Dự kiến được nguồn lực cần thiết cho hoạt động: nhân sự, tài chính, điều kiện thực hiện khác.

- Dự kiến được thời gian cho từng hoạt động và sắp xếp chúng trong một trật tự thực hiện hoạt động hợp lí.

Kĩ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động

- Hoàn thành được các kế hoạch hoạt động theo thời gian đã xác định và linh hoạt điều chỉnh hoạt động khi cần.

- Thể hiện được sự chủ động hợp tác, hỗ trợ mọi người trong hoạt động để đạt mục tiêu chung.

- Lãnh đạo được bản thân và nhóm, tạo động lực và huy động sức mạnh nhóm hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch.

- Lựa chọn được hoạt động thay thế cho phù hợp hơn với đối tượng, điều kiện và hoàn cảnh.

- Xử lí được tình huống, giải quyết vấn đề nảy sinh trong hoạt động một cách sáng tạo.

Kĩ năng đánh giá hoạt động

- Đánh giá được những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quá trình tổ chức hoạt động và kết quả hoạt động.

- Đánh giá được một cách khách quan, công bằng sự đóng góp của bản thân và người khác khi tham gia hoạt động.

- Rút ra được bài học kinh nghiệm và đề xuất được phương án cải tiến.

NĂNG LỰC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP


Hiểu biết về nghề nghiệp

- Giải thích được các điều kiện làm việc, công việc và vị trí việc làm của các nghề/nhóm nghề.

- Phân tích được yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người làm nghề.

- Trình bày được nhu cầu xã hội đối với các nghề và sự phát triển của các nghề đó trong xã hội.

- Giới thiệu được các thông tin về trường cao đẳng, đại học, các trường trung cấp học nghề và các cơ sở đào tạo nghề liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân.

- Phân tích được vai trò của các công cụ của các ngành nghề, cách sử dụng an toàn, những nguy cơ tai nạn có thể xảy ra và cách đảm bảo sức khoẻ nghề nghiệp.

Hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp

- Thể hiện được hứng thú đối với nghề hoặc lĩnh vực nghề nghiệp và thường xuyên thực hiện hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó.

- Xác định được những phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với yêu cầu của nhóm nghề và nghề định lựa chọn.

- Rèn luyện được những phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu của nghề định lựa chọn và với nhiều nghề khác nhau.

- Biết cách giữ an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.

Kĩ năng ra quyết định và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp

- Tổng hợp và phân tích được các thông tin chủ quan, khách quan liên quan đến nghề định lựa chọn.

- Ra được quyết định lựa chọn nghề, trường đào tạo nghề, hướng học tập nghề nghiệp.

- Lập được kế hoạch học tập và phát triển nghề nghiệp.

>> Xem Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải

Hoạt động trải nghiệm
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh lớp 4 có sử dụng sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động trải nghiệm của học sinh lớp 5 có sử dụng sách giáo khoa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong CTGDPT 2018 được triển khai thực hiện thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chủ trì trong đánh giá kết quả học tập Hoạt động trải nghiệm học sinh tiểu học là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chịu trách nhiệm chính trong đánh giá kết quả học tập Hoạt động trải nghiệm học sinh tiểu học là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài liệu học tập Hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan điểm xây dựng chương trình Hoạt động trải nghiệm cho học sinh các cấp ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh các cấp có năng lực đặc thù phải đáp ứng yêu cầu nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;