Hồ sơ đề nghị công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục cần có giấy tờ gì?

Giấy tờ cần có để được công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục như thế nào?

Hồ sơ đề nghị công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục cần có giấy tờ gì?

Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 20/2014/NĐ-CP thì để được công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục thì hồ sơ đề nghị cần có 3 loại giấy tờ sau đây:

[1] Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục kèm theo các biểu thống kê.

[2] Biên bản kiểm tra phổ cập giáo dục của tỉnh đối với huyện.

[3] Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục.

Giấy tờ cần có để được công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục như thế nào?

Hồ sơ đề nghị công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục cần có giấy tờ gì? (Hình từ Internet)

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục thì cơ quan Nhà nước sẽ kiểm tra những nội dung gì?

Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 20/2014/NĐ-CP có quy định như sau:

Nội dung kiểm tra, công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
1. Kiểm tra hồ sơ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và kiểm tra thực tế kết quả thực hiện phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.
2. Ban hành quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ đối với xã hoặc huyện hoặc tỉnh nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định này.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 8 Nghị định 20/2014/NĐ-CP, có quy định về nội dung kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ như sau:

Nội dung kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
1. Kiểm tra hồ sơ đề nghị công nhận phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ và kết quả, số liệu phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
2. Kiểm tra thực tế tại tỉnh để xác nhận tính trung thực của các số liệu ghi trên hồ sơ phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ và trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ:
a) Kiểm tra hồ sơ phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ;
b) Kiểm tra thực tế tại ít nhất 80% số huyện, mỗi huyện ít nhất 02 xã, mỗi xã ít nhất 02 hộ gia đình.

Như vậy, đối chiếu những quy định trên thì sau khi nhận được hồ sơ đề nghị công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục thì cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra nội dung về:

- Hồ sơ đề nghị công nhận phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ và kết quả, số liệu phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

- Kiểm tra thực tế tại tỉnh để xác nhận tính trung thực của các số liệu ghi trên hồ sơ phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ và trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trong đó:

+ Kiểm tra hồ sơ phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ;

+ Kiểm tra thực tế tại ít nhất 80% số huyện, mỗi huyện ít nhất 02 xã, mỗi xã ít nhất 02 hộ gia đình.

Nếu hồ sơ giấy tờ hợp lệ đáp ứng điều kiện thì cơ quan Nhà nước sẽ ban hành quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ đối với xã hoặc huyện hoặc tỉnh.

Bên cạnh đó, quy trình thủ tục kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục sẽ thực hiện như sau: (căn cứ theo Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT(có nội dung được đính chính bởi Quyết định 1387/QĐ-BGDĐT năm 2016) cụ thể như sau:

Trường hợp 1. Đối với tỉnh lần đầu đề nghị kiểm tra công nhận đạt chuẩn theo mức độ về phổ cập giáo dục:

Bước 1: Gửi hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn theo mức độ về phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ theo Điều 28 Nghị định 20/2014/NĐ-CP và tờ trình đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công nhận;

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tỉnh theo quy định tại Điều 28 Nghị định 20/2014/NĐ-CP, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra kết quả, số liệu trên hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và hồ sơ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

Bước 2: Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ và số liệu của tỉnh trên hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra công nhận kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hoặc gửi công văn thông báo cho tỉnh biết rõ lý do chưa kiểm tra công nhận;

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra công nhận hoặc gửi công văn thông báo cho tỉnh biết rõ lý do chưa kiểm tra công nhận;

Bước 3: Tổ chức kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT; ghi biên bản kiểm tra kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ của tỉnh;

Bước 4: Căn cứ kết quả kiểm tra, nếu tỉnh đạt chuẩn ở mức độ nào về phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ, đoàn kiểm tra làm tờ trình kèm theo biên bản kiểm tra đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ ở mức độ đó;

Trong thời hạn 40 ngày làm việc kể từ khi ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra công nhận, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT và ban hành quyết định công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.

Trường hợp 2. Đối với tỉnh duy trì đạt chuẩn theo mức độ về phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ:

Bước 1: Hằng năm, gửi báo cáo kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 20/2014/NĐ-CP, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xem xét hồ sơ, kiểm tra kết quả, số liệu phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ của tỉnh trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hoặc kiểm tra xác suất thực tế tại tỉnh và công nhận lại tỉnh đạt chuẩn;

Trong thời hạn 40 ngày làm việc kể từ khi nhận báo cáo hoặc hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định công nhận lại tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ;

Bước 2: Trường hợp tỉnh hai năm liền không duy trì được kết quả đạt chuẩn theo mức độ về phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ thì việc kiểm tra công nhận khôi phục lại được thực hiện như kiểm tra công nhận lần đầu.

Thời gian kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục ở tỉnh là khi nào?

Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 20/2014/NĐ-CP có quy định như sau:

Thời gian kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
1. Thời điểm báo cáo số liệu thống kê phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hằng năm được quy định như sau:
a) Đối với xã: Ngày 30 tháng 9;
b) Đối với huyện: Ngày 05 tháng 10;
c) Đối với tỉnh: Ngày 10 tháng 10.
2. Tỉnh hoàn thành việc kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trước ngày 30 tháng 12 hằng năm.

Như vậy, đối chiếu quy định thì thời gian kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục ở tỉnh là Ngày 10 tháng 10.

* Lưu ý: Tỉnh hoàn thành việc kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trước ngày 30 tháng 12 hằng năm.

Phổ cập giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 là như thế nào? Cần có những điều kiện gì để đạt chuẩn?
Đối tượng thuộc phổ cập giáo dục tiểu học có phải là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14?
Đối tượng thuộc phổ cập giáo dục tiểu học có phải là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14?
Hỏi đáp Pháp luật
Phổ cập giáo dục tiểu học được hiểu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phổ cập giáo dục là gì? Phổ cập giáo dục cho các cấp học nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phổ cập giáo dục THCS là như thế nào đối tượng là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh chưa tốt nghiệp THCS thì có phải phổ cập giáo dục không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ bao nhiêu tuổi thì thuộc đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
18 tuổi chưa tốt nghiệp trung học cơ sở thì có được phổ cập giáo dục hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phổ cập giáo dục có phải là trách nhiệm bắt buộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục cần có giấy tờ gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 196

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;