Hồ sơ đánh giá học viên khuyết tật học chương trình xóa mù chữ?

Hồ sơ đánh giá học viên khuyết tật học chương trình xóa mù chữ gồm những gì?

Hồ sơ đánh giá học viên khuyết tật học chương trình xóa mù chữ?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ đánh giá học viên khuyết tật, hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học viên.

Hồ sơ đánh giá từng kì của mỗi học viên gồm học bạ (tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT)(Tải về) và bảng tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục của lớp (tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT)(Tải về).

- Bảng tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục của các lớp được lưu trữ tại cơ sở giáo dục theo quy định.

- Học bạ được cơ sở giáo dục lưu trữ trong suốt thời gian học viên theo học Chương trình xóa mù chữ, được giao cho học viên khi hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 hoặc hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2.

Đối với trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng trực thuộc Bộ Công an quản lí, học bạ được giao cho học viên khi chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đánh giá học viên khuyết tật học chương trình xóa mù chữ?

Hồ sơ đánh giá học viên khuyết tật học chương trình xóa mù chữ? (Hình từ Internet)

Đánh giá học viên khuyết tật Chương trình xóa mù chữ như thế nài?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định thực hiện đánh giá học viên khuyết tật Chương trình xóa mù chữ như sau:

- Việc đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.

- Học viên khuyết tật học theo phương thức giáo dục hòa nhập tùy theo dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, được đánh giá như đối với học viên không khuyết tật, có điều chỉnh yêu cầu cho phù hợp với dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.

- Học viên khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.

Cách điền học bạ của học viên khuyết tật Chương trình xóa mù chữ?

Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định về cách thức viết học bạ xóa mù chữ như sau:

Học bạ dùng để ghi kết quả tổng hợp đánh giá cuối kì học của học viên. Khi ghi học bạ, giáo viên cần nghiên cứu kỹ Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ.

1. Trang 4, thông tin chi theo giấy khai sinh của học viên.

2. Mục "1. Các môn học"

- Trong cột "Mức đạt được": Ghi ký hiệu T nếu học viên đạt mức "Hoàn thành tốt"; H nểu học viên đạt mức "Hoàn thành" hoặc C nểu học viên ở mức "Chưa hoàn thành" về đánh giá định ki nội dung học tập các môn học,

- Trong cột "Điểm kiểm tra định kì": Ghi điểm số của bài kiểm tra trong kì học, bài kiểm tra cuối kì học; đối với học viên được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.

- Trong cột "Nhận xét": Ghi những điểm nổi bật về sự tiến bộ, năng khiếu, hứng thú học tập đối với các môn học của học viên, nội dung, kỹ năng chưa hoàn thành trong từng môn học cần được khắc phục, giúp đỡ (nểu có).

3. Mục "2. Những phẩm chất chủ yếu" và mục "3. Những năng lực cốt lõi".

- Trong cột “Mức đạt được” tương ứng với từng nội dung đánh giá về phẩm chất, năng lực: khi ký hiệu T nếu học viên đạt mức “Tốt", D nếu học viên đạt mức “Đạt” hoặc C nếu học viên ở mức “Cần cố gắng”.

- Trong cột “Nhận xét” tương ứng với nội dung đánh giá về phẩm chất: Ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số phẩm chất chủ yếu của học viên.

Ví dụ: Đi học đầy đủ, đúng giờ, mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân; tôn trọng và biết giúp đỡ mọi người;...

- Trong cột "Nhận xét" tương ứng với nội dung đánh giá về năng lực: Ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số năng lực chung, năng lực đặc thù của học viên.

Ví dụ: Chủ động, phối hợp trong học tập, có khả năng tự học;...; sử dụng ngôn ngữ lưu loát trong cuộc sống và học tập, biết tư duy, lập luận và giải quyết được một số vấn đề toán học quen thuộc:...

4. Mục "4. Đánh giá kết quả giáo dục"

Ghi một trong ba mức: “Hoàn thành tốt”; “Hoàn thành” hoặc “Chưa hoàn thành",

5. Mục “5. Hoàn thành chương trình kỉ học”

Trang 5, trang 6 và trang 8: Ghi Hoàn thành chương trình kỉ học hoặc

Chưa Hoàn thành chương trình kì học,

Ví dụ:

- Hoàn thành chương trình kỉ học thứ nhất

- Hoàn thành chương trình kỉ học thứ 2

6. Mục “6. Hoàn thành chương trình giai đoạn”

Trang 7 và trang 9: Ghi Hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai hoặc Chưa Hoàn thành Chương trình xóa mù chữ.

Ví dụ:

- Hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1

- Hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2

7. Mục "7. Khen thưởng"

Ghi những thành tích mà học viên được khen thưởng trong từng giai đoạn,

Ví dụ:

- Dạt danh hiệu Học viện tiêu biểu giai đoạn 1

- Đạt danh hiệu Học viên tiêu biểu giai đoạn 2

- Đạt danh hiệu Học viện tiêu biểu xuất sắc

Học bạ được cơ sở giáo dục bảo quản và trả lại cho học viên khi học viên Phoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 hoặc hoàn thành Chương trình xóa nhà chữ giai đoạn 2.

Tải về Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT

Xóa mù chữ
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 8 tháng 9 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 8 tháng 9 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào học viên học Chương trình xóa mù chữ được xem là hoàn thành?
Hỏi đáp Pháp luật
Các mức độ công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ đối với cấp tỉnh ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
02 mức độ công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ đối với cấp huyện ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng về nội dung giáo dục Chương trình Xóa mù chữ theo quy định mới nhất ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục Chương trình xóa mù chữ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
02 mức độ công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ đối với cấp xã ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình học môn Tiếng Việt trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình học môn Toán trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội tại Chương trình Xóa mù chữ có mục đích và yêu cầu ra sao?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;