Hình thức triển khai của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục?
Hình thức triển khai của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT quy định hình thức triển khai của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục:
- Đối với cấp tiểu học
+ Tích hợp, lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
+ Tổ chức cho học sinh tìm hiểu một số nghề nghiệp, việc làm phổ biến ở Việt Nam thông qua các học cụ, công cụ lao động, hình ảnh, video clip và các hoạt động sân khấu hóa phù hợp với tính chất vùng miền của từng địa phương.
+ Tạo môi trường, hỗ trợ học sinh nhận biết các nghề nghiệp, việc làm thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế tại cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các đối tác tối thiểu 01 lần/năm học bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.
+ Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, rèn luyện kỹ năng cho học sinh thông qua quá trình học tập, các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động phối hợp với các đối tác.
- Đối với cấp trung học cơ sở
+ Tích hợp, lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
+ Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, nắm bắt xu hướng dịch chuyển nghề nghiệp, việc làm thông qua hình ảnh, video clip, các tài liệu, học cụ, công cụ lao động về nghề nghiệp, việc làm.
+ Tạo môi trường, hỗ trợ học sinh được trải nghiệm, thực hành, tìm hiểu thực tế về các nhóm ngành nghề, việc làm thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm tại cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các đối tác tối thiểu 01 lần/năm học bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.
+ Tư vấn, hướng dẫn học sinh khám phá, nhận biết, phát triển năng khiếu, năng lực, sở trường, nguyện vọng về nghề nghiệp, việc làm thông qua quá trình học tập, rèn luyện.
+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm cho học sinh thông qua các hoạt động câu lạc bộ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động phối hợp với các đối tác.
- Đối với cấp trung học phổ thông
+ Tích hợp, lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
+ Tổ chức cho học sinh tìm hiểu yêu cầu về phẩm chất, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ đối với các ngành nghề, việc làm thông qua các học cụ, công cụ lao động, tài liệu về nghề nghiệp, việc làm.
+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm cho học sinh thông qua các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động phối hợp với các đối tác.
+ Tổ chức cho học sinh được trải nghiệm, thực hành đối với các nhóm ngành nghề, việc làm đã được tư vấn thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm tại cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các đối tác tối thiểu 01 lần/năm học bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.
+ Tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, tối thiểu 01 lần/năm học.
- Đối với cơ sở giáo dục đại học
+ Hướng dẫn sinh viên khai thác cơ sở dữ liệu thông tin tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động, thông tin về nhu cầu thị trường lao động.
+ Cung cấp công cụ, phương pháp và hướng dẫn sinh viên đánh giá kỹ năng, thái độ, khả năng thích ứng với thị trường lao động.
+ Tổ chức rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên thông qua các hoạt hoạt động xã hội, các hoạt động ngoại khóa.
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho sinh viên thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa và hoạt động đào tạo, trải nghiệm tại đơn vị sử dụng lao động, hoạt động phối hợp với các đối tác.
+ Tổ chức ngày hội việc làm, tuyển dụng cho sinh viên, tối thiểu 01 lần/trong năm học.
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông đối với công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông đối với công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm là:
- Xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp được quy định tại Thông tư này.
- Bố trí giáo viên kiêm nhiệm hoặc chuyên trách để triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh.
+ Giáo viên kiêm nhiệm hoặc chuyên trách có trách nhiệm tham mưu Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp của nhà trường; phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên tổng phụ trách đội, đoàn thanh niên để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ.
+ Chế độ làm việc của giáo viên kiêm nhiệm hoặc chuyên trách được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông và các quy định liên quan; được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
- Cung cấp cho giáo viên, học sinh các tài liệu, hình ảnh, video clip, công cụ đánh giá năng lực, năng khiếu của học sinh, nội dung chương trình thực hành, trải nghiệm tại doanh nghiệp, tài liệu tuyên truyền, giáo dục về đổi mới sáng tạo, giáo dục khởi nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của Nhà nước, ngành Giáo dục, địa phương cho học sinh.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động, sự kiện về tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các bộ, ngành, địa phương và nhà trường tổ chức.
- Học sinh đoạt giải, giáo viên hướng dẫn học sinh đoạt giải từ khuyến khích trở lên trong Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức được các địa phương, cơ sở giáo dục xem xét, khen thưởng và hưởng các chính sách ưu tiên theo các quy định hiện hành.
- Bảo đảm chất lượng công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh. Quá trình tổ chức các hoạt động phải an toàn về thể chất, tinh thần và các quyền lợi hợp pháp cho người học, người dạy; chịu trách nhiệm và bảo đảm quyền lợi tham gia bảo hiểm rủi ro cho người học.
- Phối hợp với các đối tác tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư này và theo đúng quy trình, thủ tục của pháp luật.
- Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện của chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục các cấp; báo cáo đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên.
Hình thức triển khai của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học đối với công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học đối với công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm là:
- Thành lập hoặc kiện toàn đơn vị/bộ phận thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên và bố trí đủ nhân sự để triển khai các nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư này.
- Nhân sự tham gia công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp được hưởng chế độ, chính sách theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục đại học, được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, được tạo điều kiện để tham gia các chương trình tập huấn về tư vấn nghề nghiệp, việc làm và khởi nghiệp do các cơ quan Trung ương, địa phương tổ chức.
Quy định chính sách hỗ trợ cho cán bộ, giảng viên hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động khởi nghiệp và bảo đảm quyền của cán bộ, giảng viên như đối với người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.
- Quy định chính sách hỗ trợ cho sinh viên khi tham gia các hoạt động khởi nghiệp và bảo đảm quyền của sinh viên như đối với sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.
- Cung cấp cho sinh viên các tài liệu, chương trình bồi dưỡng về các kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên. Cung cấp cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên các tài liệu về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
- Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động thực hành, không gian sáng tạo khởi nghiệp, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp trong nhà trường.
- Sinh viên đoạt giải, cán bộ, giảng viên hướng dẫn sinh viên đoạt giải từ khuyến khích trở lên trong Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức được xem xét khen thưởng và được hưởng các chính sách ưu tiên theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với các đối tác phát triển chương trình bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng khởi nghiệp cho giảng viên, sinh viên; phối hợp thương mại hóa kết quả nghiên cứu, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, thành lập các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo dựa trên ý tưởng, dự án của sinh viên và các nhiệm vụ khác được quy định tại Thông tư này.
- Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của nhà trường theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
- 3+ Kể một chuyến về thăm quê dịp Tết Nguyên Đán 2025? Đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 mức khá thì điểm trung bình môn là bao nhiêu?
- Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở quê hương em? Học sinh lớp 7 có được phép sử dụng máy tính laptop trong khi học không?
- Bảng lương giáo viên tiểu học 2025 theo Nghị quyết 159 như thế nào?
- Top 3+ tả cây bóng mát lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
- Top 8 mẫu Phân tích một yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới 150 từ? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 10 có gì?
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?