Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục có nhiệm kỳ là bao nhiêu năm?
Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng
a) Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.
b) Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là người đáp ứng các tiêu chuẩn của hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông, khi được đề cử không quá 70 tuổi và không là công chức, viên chức nhà nước.
c) Nhiệm kỳ của hiệu trưởng
Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là 05 năm; đối với trường phổ thông tư thục có hiệu trưởng là người nước ngoài thì nhiệm kỳ của hiệu trưởng theo thời hạn của giấy phép lao động và không quá 05 năm.
Trong cùng một thời gian, một người chỉ được làm hiệu trưởng của một trường phổ thông tư thục.
...
Như vậy, nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là 05 năm.
Lưu ý: đối với trường phổ thông tư thục có hiệu trưởng là người nước ngoài thì nhiệm kỳ của hiệu trưởng theo thời hạn của giấy phép lao động và không quá 05 năm.
Ngoài ra, trong cùng một thời gian, một người chỉ được làm hiệu trưởng của một trường phổ thông tư thục.
Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục có nhiệm kỳ là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục có quyền lập dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm không?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng
...
d) Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng
- Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường; quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; kế hoạch giáo dục hằng năm của nhà trường để trình hội đồng trường phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Tổ chức triển khai hoạt động dạy học và các hoạt động khác của trường theo quy định, bảo đảm chất lượng, đúng quy định của pháp luật và kế hoạch đã được hội đồng trường phê duyệt nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhà trường;
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường; tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng giáo dục và hoạt động của nhà trường trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao;
- Ký hợp đồng lao động đối với giáo viên, nhân viên khi được hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu ủy quyền; bổ nhiệm, miễn nhiệm tổ trưởng, tổ phó, khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên, học sinh theo quy định của pháp luật sau khi được hội đồng trường thông qua;
- Lập dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm, trình hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định; báo cáo định kỳ với hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu, hội đồng trường và các cấp quản lý liên quan về công tác tài chính và các hoạt động của nhà trường;
- Bảo đảm trật tự, an ninh và bảo vệ môi trường, an toàn trong trường;
- Được tham dự các cuộc họp của hội đồng trường nhưng không được biểu quyết nếu không phải là thành viên của hội đồng trường; có trách nhiệm báo cáo trước hội đồng trường, hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu về các hoạt động dạy học của trường; có quyền bảo lưu ý kiến không nhất trí với quyết định của hội đồng trường và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp xem xét, xử lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên thì hiệu trưởng trường phổ thông tư thục có quyền lập dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm.
Ai có thẩm quyền bãi nhiệm hiệu trưởng trường phổ thông tư thục?
Theo Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Hội đồng trường
...
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường
a) Quyết nghị về chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch phát triển của nhà trường, trình hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu thông qua;
b) Quyết nghị về quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, trình hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu thông qua;
c) Phê duyệt phương án tổ chức bộ máy và những vấn đề liên quan đến tổ chức, nhân sự của nhà trường trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng; kiến nghị việc bổ sung, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của hội đồng trường; đề nghị công nhận, miễn nhiệm, bãi nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường, trình hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu thông qua và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định công nhận;
d) Phê duyệt kế hoạch giáo dục của nhà trường; giám sát hoạt động tuyển sinh và việc tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch giáo dục của nhà trường;
...
Như vậy, hội đồng trường của trường phổ thông tư thục là tổ chức có quyền bãi nhiệm hiệu trưởng trường phổ thông tư thục.
- Soạn bài diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ? 6 đặc điểm môn Lịch sử lớp 12 như thế nào?
- Mẫu kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần lớp 6? Hồ sơ tuyển sinh vào lớp 6 gồm những gì?
- Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường? Đặc điểm và chức năng của thành ngữ được học ở lớp mấy?
- Phân tích bài thơ Rằm tháng Giêng chi tiết nhất 2025? Ai lựa chọn sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 7?
- Top mẫu văn nêu suy nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu Tổ quốc? Căn cứ để đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh THCS là gì?
- Mẫu soạn bài Nước Đại Việt ta ngắn nhất? Số lượng bài đánh giá thường xuyên của học sinh lớp 8 quy định thế nào?
- Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên tuyển sinh trung học phổ thông mới theo thông tư 30/2024/TT-BGDĐT?
- Top 7 mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 hay nhất? Quy định về đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 12 ra sao?
- Chính thức có quy định về môn thi tuyển sinh vào lớp 10 từ 2025?
- Từ 29/03/2025 bỏ thi IELTS trên giấy, chỉ còn thi trên máy tính?