Hiện tượng động đất là gì? Môn Lịch sử và Địa lí THCS học từ lớp mấy?
Hiện tượng động đất là gì?
Hiện tượng động đất là hiện tượng rung chuyển đột ngột của vỏ Trái Đất, mạnh hay yếu tùy từng trận, gây ra bởi sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo hoặc các đứt gãy dưới lòng đất. Năng lượng được giải phóng từ những chuyển động này tạo ra sóng địa chấn lan truyền qua các lớp đất đá, gây ra rung lắc trên bề mặt Trái Đất.
Hiện tượng động đất là gì? Sẽ có một số nguyên nhân gây ra động đất sau: [1] Do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo: Vỏ Trái Đất được chia thành nhiều mảng kiến tạo lớn nhỏ, chúng không cố định mà luôn di chuyển chậm chạp. Khi các mảng này va chạm, tách rời hoặc ma sát với nhau, năng lượng tích tụ sẽ được giải phóng đột ngột, gây ra động đất. [2] Do hoạt động của núi lửa: Các vụ phun trào núi lửa cũng có thể gây ra động đất, đặc biệt là những trận động đất có cường độ nhỏ. [3] Do các hoạt động của con người: Một số hoạt động của con người như khai thác mỏ, xây dựng các công trình lớn, thử nghiệm hạt nhân... cũng có thể gây ra các trận động đất nhỏ. *Các yếu tố ảnh hưởng đến động đất Độ lớn: Thường được đo bằng thang Richter, cho biết năng lượng giải phóng của trận động đất. Tâm chấn: Là điểm trong lòng Trái Đất nơi bắt đầu xảy ra đứt gãy và giải phóng năng lượng. Tiêu điểm: Là điểm trên bề mặt Trái Đất nằm thẳng đứng phía trên tâm chấn. Cường độ: Thể hiện mức độ phá hủy của động đất tại một vị trí cụ thể trên bề mặt Trái Đất. *Hậu quả của động đất để lại - Thiệt hại về người: Gây ra thương vong lớn do nhà cửa sập, vật nặng rơi. - Thiệt hại về tài sản: Phá hủy nhà cửa, công trình, cơ sở hạ tầng. - Gây ra các hiện tượng thứ sinh: Sóng thần, lở đất, sạt lở. - Ảnh hưởng đến môi trường: Gây ô nhiễm môi trường, thay đổi địa hình. *Các biện pháp phòng tránh và ứng phó với hiện tượng động đất Xây dựng các công trình chịu lực: Các công trình xây dựng phải được thiết kế theo tiêu chuẩn chống động đất. Hệ thống cảnh báo sớm: Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để có thời gian sơ tán khi xảy ra động đất. Tuyên truyền, giáo dục: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về các kiến thức phòng tránh động đất. Luyện tập các kỹ năng thoát hiểm: Luyện tập các kỹ năng sơ tán, sơ cứu khi xảy ra động đất. |
*Lưu ý: Thông tin về hiện tượng động đất là gì? chỉ mang tính chất tham khảo./.
Hiện tượng động đất là gì? Môn Lịch sử và Địa lí THCS học từ lớp mấy? (Hình từ Internet)
Môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS học từ lớp mấy đến lớp mấy?
Căn cứ theo Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở là môn học có vai trò quan trọng đối với việc hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực khoa học với biểu hiện đặc thù là năng lực lịch sử, năng lực địa lí; tạo tiền đề học sinh tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia đời sống lao động, trở thành những công dân có ích.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,... Các mạch kiến thức lịch sử và địa lí được kết nối với nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, môn học có thêm một số chủ đề mang tính tích hợp, như: bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; đô thị - lịch sử và hiện tại; văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; các cuộc đại phát kiến địa lí,...
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì môn Lịch sử và Địa lí (THCS) là môn học bắt buộc bắt đầu dạy từ lớp 6 đến lớp 9.
Thuyết kế nội dung Lịch sử và Địa lí cấp THCS như thế nào?
Căn cứ theo Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí như sau:
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở tuân thủ các quy định trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:
1. Chương trình hướng tới hình thành, phát triển ở học sinh tư duy khoa học, nhìn nhận thế giới như một chỉnh thể theo cả chiều không gian và chiều thời gian trên cơ sở những kiến thức cơ bản, các công cụ học tập và nghiên cứu lịch sử, địa lí; từ đó, hình thành và phát triển các năng lực đặc thù và năng lực chung, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn và khả năng sáng tạo.
2. Chương trình kế thừa, phát huy ưu điểm của môn Lịch sử và môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới. Nội dung môn học bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, toàn diện, khoa học; phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh, có tính đến các điều kiện dạy học của nhà trường Việt Nam.
3. Nội dung giáo dục lịch sử được thiết kế theo tuyến tính thời gian, từ thời nguyên thuỷ qua cổ đại, trung đại đến cận đại và hiện đại; trong từng thời kì có sự đan xen lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử Việt Nam. Mạch nội dung giáo dục Địa lí đi từ địa lí đại cương đến địa lí khu vực và địa lí Việt Nam. Chú trọng lựa chọn các chủ đề, kết nối kiến thức và kĩ năng để hình thành và phát triển năng lực ở học sinh, đồng thời coi trọng đặc trưng khoa học lịch sử và khoa học địa lí.
4. Chương trình chú trọng vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực, nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện dạy học, đa dạng hoá hình thức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.
5. Chương trình bảo đảm liên thông với chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học và chương trình môn Lịch sử, chương trình môn Địa lí cấp trung học phổ thông; thống nhất, kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học và các môn học, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông.
6. Chương trình có tính mở, cho phép thực hiện mềm dẻo, linh hoạt tuỳ theo điều kiện của địa phương, đối tượng học sinh (học sinh vùng khó khăn, học sinh có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt,...).
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì việc thuyết kế nội dung Lịch sử và Địa lí theo tuyến tính thời gian, từ thời nguyên thuỷ qua cổ đại, trung đại đến cận đại và hiện đại; trong từng thời kì có sự đan xen lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử Việt Nam. Mạch nội dung giáo dục Địa lí đi từ địa lí đại cương đến địa lí khu vực và địa lí Việt Nam.
>>> Tải về Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.
- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 là như thế nào? Cần có những điều kiện gì để đạt chuẩn?
- Sưu tầm 20 câu nói hay áp dụng vào bài văn nghị luận xã hội? Quy định về sách giáo khoa trong giáo dục phổ thông?
- Học lực trung bình có thi Công an được không? 2 nguyên tắc tuyển sinh trường Công an nhân dân ra sao?
- Từ ngày 05/01/2025, trường đại học bị đình chỉ ngành đào tạo khi nào?
- Không học sư phạm có được làm giáo viên? Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?
- Tại sao tháng 12 gọi là tháng Chạp? Tháng 12 học sinh Tiểu học nghỉ lễ, tết được mấy ngày?
- Ngày 24 tháng 12 là ngày gì? Học sinh tiểu học có được nghỉ không?
- Hướng dẫn viết bài văn nghị luận 500 chữ về cách ứng xử khi bị so sánh? Môn Ngữ văn lớp 9 có những kiến thức văn học nào?
- 3 mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về ước mơ và nghị lực? Yêu cầu cần đạt về đọc mở rộng môn Ngữ văn lớp 12?
- Mẫu viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện lớp 8? Những tác phẩm truyện có thể lựa chọn trong chương trình lớp 8?