Hạt cấu tạo nên vỏ nguyên tử là gì? Cấu tạo của nguyên tử như thế nào?
Hạt cấu tạo nên vỏ nguyên tử là gì? Cấu tạo của nguyên tử như thế nào?
Để tìm hiểu hạt cấu tạo nên vỏ nguyên tử là gì thì ta cần phải tìm hiểu khái niệm nguyên tử và thành phần cấu tạo nên nguyên tử: Khái niệm nguyên tử Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện và có khả năng tạo nên các chất và các nguyên tố hoá học. Thành phần cấu tạo nên nguyên tử Nguyên tử cấu tạo từ vỏ nguyên tử và hạt nhân. Trong đó: - Cấu tạo vỏ nguyên tử bao gồm những electron mang điện tích âm. - Hạt nhân bao gồm những hạt proton và notron. Hạt nhân nằm giữa nguyên tử và có điện tích dương. - Số electron có trong vỏ nguyên tử = số proton có trong hạt nhân = Z Hình minh họa thành phần cấu tạo nên nguyên tử Như vậy, hạt cấu tạo nên vỏ nguyên tử là electron mang điện tích âm. |
Hạt cấu tạo nên vỏ nguyên tử là gì? Cấu tạo của nguyên tử như thế nào? (Hình từ Internet)
Chuyên đề học tập môn hóa học lớp 10 có gì?
Căn cứ Chương trình môn hóa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Mục tiêu
Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi năm học, những học sinh có thiên hướng khoa học tự nhiên được chọn học một số chuyên đề học tập. Mục tiêu của các chuyên đề này là:
- Mở rộng, nâng cao kiến thức đáp ứng yêu cầu phân hóa sâu ở cấp trung học phổ thông.
- Tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành, hoạt động trải nghiệm thực tế làm cơ sở giúp học sinh hiểu rõ hơn các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến hoá học.
- Giúp học sinh hiểu sâu hơn vai trò của hoá học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến hoá học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này cũng như có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoá học và tiếp tục tự học hoá học suốt đời.
Nội dung các chuyên đề học tập
Chuyên đề học tập | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO KIẾN THỨC | |||
Chuyên đề 10.1. Cơ sở hoá học | x | ||
Chuyên đề 12.3. Một số vấn đề cơ bản về phức chất | x | ||
Chuyên đề 12.1. Cơ chế phản ứng trong hoá học hữu cơ | x | ||
CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH | |||
Chuyên đề 10.3. Thực hành: Hoá học và công nghệ thông tin | x | ||
Chuyên đề 11.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học hữu cơ | x | ||
Chuyên đề 12.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học vô cơ | x | ||
CHUYÊN ĐỀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HÓA HỌC | |||
Chuyên đề 10.2. Hoá học trong việc phòng chống cháy nổ | x | ||
Chuyên đề 11.1. Phân bón | x | ||
Chuyên đề 11.3. Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ | x |
Như vậy các chuyên đề học tập môn hóa học lớp 10 bao gồm:
- Chuyên đề 10.1. Cơ sở hoá học
- Chuyên đề 10.3. Thực hành: Hoá học và công nghệ thông tin
- Chuyên đề 10.2. Hoá học trong việc phòng chống cháy nổ
Bộ thiết bị dạy học Hoá học gồm có những gì?
Theo Chương trình môn hóa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT bộ thiết bị dạy học Hoá học gồm có:
Các thiết bị dùng để trình diễn, chứng minh
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học; bảng tính tan/độ tan của muối và hydroxide; bảng cấu hình electron kim loại/ ion kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất; bảng màu sắc của một số hợp chất của kim loại chuyển tiếp.
- Tranh ảnh giới thiệu hình học của một số phức chất, của muối Cu2+ trong dung môi nước; cấu tạo của một số phức chất sinh học heme B, chlorophyll, vitamin B12 và dùng trong y học như cisplatin, carboplatin,...; biểu tượng 3R; tái chế nhôm; công nghiệp silicate; sản xuất xi măng, gốm sứ công nghiệp và thủ công. Tranh vẽ sơ đồ chưng cất, chế hoá và ứng dụng của dầu mỏ. Tranh ảnh về ứng dụng của alkane, alkene, alkadiene, arene trong thực tiễn; ứng dụng của dẫn xuất halogen; alcohol và phenol trong thực tiễn; vai trò của amino acid, vai trò của glucose, tinh bột trong cuộc sống.
- Mô hình/bộ lắp ráp phân tử dạng rỗng, dạng đặc của một số alkane; benzene, dẫn xuất halogen, ethylic alcohol (ancol etylic) và phenol; amine, amino acid, peptide và protein.
- Học liệu điện tử:
+ Phần mềm: phần mềm để tính toán; phần mềm thí nghiệm ảo.
+ Video một số thí nghiệm độc hại, nguy hiểm gây nổ, thí nghiệm phức tạp,... ví dụ như các thí nghiệm với chlorine, bromine,... kim loại kiềm, kiềm thổ tương tác với nước,...
Các thiết bị dùng để thực hành
- Dụng cụ phân tích, đo lường: bộ dụng cụ điện phân dung dịch copper (II) sulfate và dung dịch sodium chloride; dụng cụ thử tính dẫn điện; pH mét cầm tay;...
- Có đủ thiết bị, dụng cụ, hóa chất theo danh mục thiết bị dạy học tối thiếu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Mẫu đoạn văn kể về gia đình của em lớp 6 chọn lọc hay nhất? Học sinh lớp 6 được học các môn tự chọn nào?
- Lịch Sử lớp 12 tóm tắt Liên Xô và Đông Âu 1945-1970 đầy đủ và chi tiết? Quan điểm xây dựng chương trình môn lịch sử lớp 12 như thế nào?
- Ý nghĩa của bài đọc Nhím nâu kết bạn? Chương trình giáo dục môn Tiếng Việt học sinh lớp 2 góp phần xây dựng mục tiêu chung ra sao?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về trí tuệ nhân tạo? Học sinh lớp mấy bước đầu viết bài văn nghị luận xã hội?
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?