Grammy 2025 xem trực tuyến link mới nhất? Thời lượng học môn Âm nhạc theo chương trình 2018 thế nào?

Link xem trực tuyến lễ trao giải Grammy 2025 mới nhất? Thời lượng học môn Âm nhạc theo chương trình 2018?

Grammy là giải thưởng âm nhạc danh giá nhất thế giới lần đầu xuất hiện năm 1959, được tổ chức bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Hoa Kỳ (Recording Academy) nhằm tôn vinh những thành tựu xuất sắc trong ngành công nghiệp âm nhạc. Lễ trao giải Grammy được coi là "Oscar của âm nhạc".

Website chính thức của Grammy 2025 dưới đây

https://www.grammy.com/news/2025-grammys-nominations-full-winners-nominees-list

Grammy 2025 xem trực tuyến link mới nhất

https://live.grammy.com/

Lễ trao giải Grammy 2025 hứa hẹn sẽ là một đêm nhạc đầy cảm xúc với sự góp mặt của các nghệ sĩ đình đám như The Beatles, Beyoncé, André 3000, Sabrina Carpenter, Charli XCX, Billie Eilish, Taylor Swift, Chappell Roan, Teddy Swims, Shaboozey, Post Malone và Gracie Abrams.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Grammy 2025 xem trực tuyến link mới nhất? Thời lượng học môn Âm nhạc theo chương trình 2018 thế nào?

Grammy 2025 xem trực tuyến link mới nhất? Thời lượng học môn Âm nhạc theo chương trình 2018 thế nào? (Hình từ Internet)

Thời lượng học môn Âm nhạc theo chương trình 2018 thế nào?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BG/DĐT như sau:

(1) Giai đoạn giáo dục cơ bản

Từ lớp 1 đến lớp 9, thời lượng dạy học là 35 tiết trong một năm học.

Thời lượng (tính theo %) dành cho các nội dung:

Nội dung

Cấp tiểu học

Cấp trung học cơ sở

Hát

35%

30%

Nhạc cụ

20%

20%

Nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc

35%

40%

Thời lượng dành cho đánh giá định kì: 10%

(2) Giai đoạn định hướng nghề nghiệp

Từ lớp 10 đến lớp 12, thời lượng dạy học là 70 tiết trong một năm học. Học sinh lựa chọn 1 trong 2 phương án sau:

Phương án 1

Phương án 2

Hát: 50%

Nhạc cụ: 50%

Nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc: 40%

Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc: 40%

Thời lượng dành cho đánh giá định kì: 10%

Thời lượng dành cho đánh giá định kì: 10%

Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, những học sinh có định hướng theo học ngành văn hoá - nghệ thuật được lựa chọn các chuyên đề học tập với thời lượng 35 tiết trong một năm học.

Thời lượng (tính theo số tiết) dành cho các chuyên đề học tập, bao gồm cả đánh giá như sau:

Nội dung

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

Chuyên đề 10.1: Hệ thống các hợp âm ba, hợp âm bảy của điệu thức

10



Chuyên đề 10.2: Phương pháp xác định giọng và đặt hợp âm đệm cho ca khúc và bản nhạc

15



Chuyên đề 10.3: Phương pháp xác định tiết điệu đệm

10



Chuyên đề 11.1: Kĩ năng biểu diễn thanh nhạc


15


Chuyên đề 11.2: Kĩ năng biểu diễn nhạc cụ


10


Chuyên đề 11.3: Kĩ năng chỉ huy


10


Chuyên đề 12.1: Phần mềm chép nhạc



15

Chuyên đề 12.2: Phần mềm biên tập âm thanh và thu âm



10

Chuyên đề 12.3: Phần mềm hoà âm tự động



10

Các mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt môn Âm nhạc là gì?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BG/DĐT, chương trình môn Âm nhạc sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của học sinh.

Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể.

Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu dưới đây hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh.

Theo đó, 03 mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt môn Âm nhạc gồm:

Mức độ

Động từ mô tả mức độ

Biết

Gọi được tên (hình thức biểu diễn), kể được tên (một số nhạc sĩ tiêu biểu), liệt kê được (một số loại nhạc cụ), nhắc lại được (nội dung bài hát), phát biểu được, thuộc (lời ca); nhận biết (các nốt nhạc, các kí hiệu ghi nhạc), xác định được, đọc đúng (cao độ và trường độ các nốt nhạc),...

Hiểu

Mô tả được (động tác chơi nhạc cụ), nêu được ví dụ; tóm tắt được, giải thích được (ý nghĩa của một số kí hiệu và thuật ngữ âm nhạc); so sánh được (sự khác nhau giữa các loại nhịp),...

Vận dụng

Biểu diễn được (các tiết mục âm nhạc); điều chỉnh được (giọng hát để tạo nên sự hài hoà); tổ chức được (hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi); xếp loại được, đánh giá được (kĩ năng thể hiện âm nhạc của bản thân và người khác),…

Môn Âm nhạc
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Grammy 2025 xem trực tuyến link mới nhất? Thời lượng học môn Âm nhạc theo chương trình 2018 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời bài hát Tết đong đầy - hợp âm bài hát Tết đong đầy? Môn Âm nhạc có phải môn học bắt buộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh được học hát Quốc ca Việt Nam từ lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Âm nhạc có thời lượng thế nào?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 304

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;