Giờ chuẩn giảng dạy trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp là gì?

Theo quy định hiện nay thì giờ chuẩn khi đi dạy trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được khái niệm như thế nào?

Giờ chuẩn giảng dạy trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH) quy định như sau:

Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng
1. Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy trực tiếp hoặc trực tuyến. Một giờ chuẩn giảng dạy trực tuyến được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp.
Một giờ chuẩn được tính đối với giảng dạy lý thuyết không quá 35 học viên, học sinh, sinh viên; đối với giảng dạy thực hành, tích hợp không quá 18 học viên, học sinh, sinh viên; đối với giảng dạy các ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành không quá 10 học viên, học sinh, sinh viên. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ số học viên, học sinh, sinh viên cụ thể của lớp học để quy đổi giờ chuẩn đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của từng ngành, nghề.
2. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn, trong đó:
a) Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;
b) Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành) là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;
c) Một giờ dạy thực hành là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn.
3. Định mức giờ giảng được xác định là số giờ chuẩn cho mỗi nhà giáo phải giảng dạy, được quy định theo năm học.

Như vậy, giờ chuẩn giảng dạy trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp là được hiểu là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy trực tiếp hoặc trực tuyến.

Quy mô lớp học tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?

Quy mô lớp học tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhận số lượng người học vượt quá quy mô lớp học bị phạt tiền như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với vi phạm quy định về quy mô lớp học như sau:

Vi phạm quy định về quy mô lớp học
Phạt tiền đối với hành vi bố trí số lượng người học vượt quá quy mô lớp học theo quy định theo các mức phạt sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi vượt quá quy mô lớp học từ 30% đến dưới 50%.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vượt quá quy mô lớp học từ 50% trở lên.

Ngoài ra, căn cứ Điều 3 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần; trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; biện pháp đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Nghị định trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
...
3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
...
b) Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức, trừ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11, khoản 1 và khoản 2 Điều 16, các khoản 1, 2 và 3 Điều 21, điểm a khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân;
c) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức;
d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình có mở lớp đào tạo nghề vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
...

Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhận số lượng người học vượt quá quy mô lớp học bị phạt tiền như sau:

- Trường hợp vượt quá quy mô lớp học từ 30% đến dưới 50%:

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm

+ Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân vi phạm

- Trường hợp vượt quá quy mô lớp học từ 50% trở lên:

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm

+ Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm.

03 cơ sở giáo dục nghề nghiệp nào có thể mở lớp đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp?

Căn cứ Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định 03 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp gồm:

(1) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

(2) Trường trung cấp;

(3) Trường cao đẳng.

Ngoài ra, hiện nay có 03 loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:

(1) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập:

Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất.

(2) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục:

Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất.

(3) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm:

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Giáo dục nghề nghiệp
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
02 Biểu tượng tôn vinh giáo dục nghề nghiệp mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Đào tạo trình độ sơ cấp sẽ áp dụng với cơ sở giáo dục nào? Đối tượng đăng ký học là những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục nghề nghiệp là gì? Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Giáo dục 2019 thì giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình đào tạo đối với các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên ngành kế toán doanh nghiệp hệ cao đẳng có thể làm việc gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng ngành điện công nghiệp ra làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng ngành kỹ thuật chế biến món ăn ra làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng ngành kỹ thuật pha chế đồ uống ra làm gì?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;