Giáo viên tiểu học có được tự ý cắt bỏ nội dung giáo dục hay không?

Giáo viên tiểu học cần có những sổ sách gì vào đầu năm học mới? Giáo viên tiểu học có được tự ý cắt bỏ nội dung giáo dục hay không?

Giáo viên tiểu học có được tự ý cắt bỏ nội dung giáo dục hay không?

Căn cứ theo Điều 31 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về hành vi ứng xử, trang phục của giáo viên, nhân viên như sau:

Hành vi ứng xử, trang phục của giáo viên, nhân viên
1. Hành vi ứng xử, trang phục của giáo viên, nhân viên thực hiện theo quy định của ngành giáo dục và của pháp luật, trong đó cần chú ý:
a) Không xuyên tạc nội dung giáo dục, dạy sai nội dung kiến thức.
b) Không gian lận trong kiểm tra đánh giá, cố ý đánh giá sai kết quả giáo dục của học sinh.
c) Không ép buộc học sinh học thêm vì mục đích vật chất.
d) Không bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén nội dung giáo dục.
đ) Không xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác; không hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
2. Nhân viên không cản trở, gây khó khăn trong việc hỗ trợ, phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục học sinh và các công việc khác của nhà trường.

Theo đó, tuỳ tiện cắt xén nội dung giáo dục là một trong những hành vi mà giáo viên tiểu học không được làm.

Như vậy, giáo viên tiểu học sẽ không được tự ý cắt bỏ nội dung giáo dục.

Giáo viên tiểu học có được tự ý cắt bỏ nội dung giáo dục hay không?

Giáo viên tiểu học có được tự ý cắt bỏ nội dung giáo dục hay không? (Hình từ Internet)

Giáo viên tiểu học có những quyền nào?

Căn cứ theo Điều 29 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về quyền của giáo viên tiểu học như sau:

* Giáo viên, nhân viên có những quyền sau đây:

- Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi và các chính sách khác theo quy định; được thay đổi hạng chức danh nghề nghiệp; được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, sức khỏe, hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.

- Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường trong việc lựa chọn, điều chỉnh nội dung giáo dục; vận dụng các hình thức hoạt động và phương pháp giáo dục, đánh giá học sinh phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.

- Được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.

- Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.

- Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

* Ngoài ra nếu giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài những quyền nêu trên thì còn có các quyền sau đây:

- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình chủ nhiệm.

- Được dự các cuộc họp của hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình chủ nhiệm.

- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.

- Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.

- Được giảm giờ lên lớp hàng tuần và các quyền khác theo quy định.

* Giáo viên làm công tác tổng phụ trách Đội được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.

Giáo viên tiểu học cần có những sổ sách gì vào đầu năm học mới?

Căn cứ theo Điều 21 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục như sau:

Hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục
1. Đối với nhà trường
a) Sổ đăng bộ.
b) Học bạ.
c) Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
d) Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường và kế hoạch hoạt động giáo dục theo năm học.
đ) Sổ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên.
e) Hồ sơ phổ cập giáo dục.
f) Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính.
g) Sổ quản lý các văn bản.
h) Hồ sơ giáo dục học sinh khuyết tật (nếu có học sinh khuyết tật học tập).
2. Đối với giáo viên
a) Kế hoạch bài dạy.
b) Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh.
c) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm).
d) Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).
3. Đối với tổ chuyên môn, tổ văn phòng: Sổ ghi chép nội dung các hoạt động của tổ.
4. Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học được sử dụng hồ sơ điện tử thay thế hồ sơ giấy đảm bảo yêu cầu của công tác lưu trữ và có giá trị như hồ sơ giấy.

Như vậy, theo quy định trên thì giáo viên tiểu học cần có những sổ sách sau vào đầu năm học mới gồm:

[1] Kế hoạch bài dạy.

[2] Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh.

[3] Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm).

[4] Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).

Giáo viên tiểu học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên trường tiểu học công lập bị buộc thôi việc khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu mô đun bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên tiểu học cần có trình độ chuẩn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên tiểu học có cần phải đáp ứng chuẩn nghề nghiệp về ngoại ngữ tiếng anh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên tiểu học hạng 2 muốn nâng lên hạng 1 cần thời gian bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng 2 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên tiểu học hạng 3 muốn nâng lên hạng 1 cần thời gian bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên tiểu học dạy bao nhiêu tiết một tuần theo Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên tiểu học hạng 3 muốn nâng lên hạng 2 cần thời gian bao lâu?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;