Giáo viên là tổ trưởng tổ chuyên môn có còn được nhận phụ cấp chức vụ năm học 2024 2025?
Giáo viên là tổ trưởng tổ chuyên môn có còn được nhận phụ cấp chức vụ năm học 2024 2025?
Ngày 15/7/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 881/NGCBQLGD-CSNGCB năm 2024 về việc thành lập tổ chuyên môn trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.
Theo đó, việc chi trả phụ cấp đối với tổ trưởng chuyên môn và tương đương (tổ trưởng), tổ phó chuyên môn và tương đương (tổ phó) trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT về hướng dẫn tạm thời chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập.
Để đảm bảo quyền lợi cho đội ngũ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn đề nghị tiếp tục thực hiện chi trả phụ cấp đối với tổ trưởng, tổ phó cho đến khi có hướng dẫn mới về chế độ tiền lương.
Giáo viên là tổ trưởng tổ chuyên môn có còn được nhận phụ cấp chức vụ năm học 2024 2025? (Hình từ Internet)
Phụ cấp chức vụ của tổ trưởng chuyên môn hiện nay như thế nào?
Theo quy định về hệ số phụ cấp tại Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT và mức lương cơ sở tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với giáo viên là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập là 2.340.000 đồng/tháng.
Theo đó, phụ cấp chức vụ của tổ trưởng chuyên môn hiện nay như sau:
Số thứ tự | Cơ sở giáo dục | Chức vụ lãnh đạo | Hệ số phụ cấp | Mức phụ cấp (đồng/tháng) |
1 | Trường trung học phổ thông | - Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) | 0,25 | 585.000 |
2 | Trường trung học cơ sở | - Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) | 0,2 | 468.000 |
3 | Trường tiểu học | - Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) | 0,2 | 468.000 |
4 | Trường mầm non | - Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) | 0,2 | 468.000 |
5 | Trung tâm cấp tỉnh | - Tổ trưởng chuyên môn và tương đương | 0,25 | 585.000 |
6 | Trung tâm cấp quận, huyện | - Tổ trưởng chuyên môn và tương đương | 0,2 | 468.000 |
7 | Trung tâm thuộc thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh | - Tổ trưởng chuyên môn và tương đương | 0,3 | 702.000 |
8 | Trung tâm thuộc quận, huyện thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh | - Tổ trưởng chuyên môn và tương đương | 0,25 | 585.000 |
Tổ chuyên môn trong trường trung học được quy định nhiệm vụ thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định tổ chuyên môn trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông được quy định 06 nhóm nhiệm vụ bao gồm:
- Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt.
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
Căn cứ Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên, ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường THPT chuyên là:
Tổ chuyên môn của trường chuyên được thành lập, thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và có thêm các nhiệm vụ sau:
- Phát triển chương trình, xây dựng tài liệu dạy học môn chuyên theo chương trình giáo dục nâng cao đối với môn chuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá tiên tiến vào dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
- Tham mưu hiệu trưởng xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển hoạt động hợp tác giữa nhà trường với các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong nước, nước ngoài để nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học; hỗ trợ giáo viên nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên của tổ chuyên môn làm nòng cốt cho các hoạt động chuyên môn của nhà trường và của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tổ chức việc bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các thành viên trong tổ.
- Theo dõi quá trình học tập và làm việc của cựu học sinh.
- Trong mỗi năm học, chủ trì tổ chức ít nhất 01 (một) lần sinh hoạt chuyên môn có mời giáo viên của các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông khác tham dự nhằm chia sẻ những giải pháp, kết quả thực hiện của tổ chuyên môn trong việc nghiên cứu vận dụng hiệu quả chương trình giáo dục và các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá tiên tiến trong nước và quốc tế.
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?