Giáo viên công tác bao lâu mới được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
Giáo viên công tác bao lâu mới được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 12 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Các hội đồng khác trong nhà trường
1. Hội đồng thi đua và khen thưởng
Hội đồng thi đua khen thưởng được thành lập vào đầu mỗi năm học để giúp hiệu trưởng tổ chức các phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường. Hội đồng thi đua khen thưởng do hiệu trưởng thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng gồm: bí thư cấp ủy, phó hiệu trưởng, đại diện hội đồng trường, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng và các giáo viên chủ nhiệm lớp.
2. Hội đồng kỷ luật
a) Hội đồng kỷ luật học sinh được thành lập để xét hoặc xóa kỷ luật đối với học sinh theo từng vụ việc. Hội đồng kỷ luật học sinh do hiệu trưởng quyết định thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng gồm: phó hiệu trưởng, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh vi phạm, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường.
b) Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thành lập để xét và đề nghị xử lý kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo từng vụ việc. Việc thành lập, thành phần và hoạt động của hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, pháp luật hiện nay không cho phép giáo viên làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh. Thay vào đó Hội đồng kỷ luật học sinh do hiệu trưởng quyết định thành lập và làm chủ tịch.
Giáo viên công tác bao lâu mới được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh? (Hình từ Internet)
Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quyền của giáo viên, nhân viên
1. Giáo viên, nhân viên có những quyền sau đây:
a) Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường.
b) Được hưởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
c) Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.
d) Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng bằng văn bản.
đ) Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
e) Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, có những quyền sau đây:
a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.
b) Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.
Do đó, đối với giáo viên chủ nhiệm thì vẫn được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật học sinh khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.
Quy định chung về Hội đồng của trường trung học công lập hiện nay?
Căn cứ Điều 10 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định chung về Hội đồng của trường trung học công lập hiện nay như sau:
- Hội đồng trường của trường trung học công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.
- Thành phần của hội đồng trường trung học công lập gồm: bí thư cấp ủy; hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện tổ chuyên môn, tổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diện học sinh.
- Hội đồng trường có chủ tịch, thư ký và các thành viên, số lượng thành viên của hội đồng trường là số lẻ, ít nhất là 07 người, nhiều nhất là 15 người. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường trung học công lập: Quyết định về chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch, mục tiêu phát triển nhà trường, các dự án trong từng giai đoạn và từng năm học; quyết định về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; phê duyệt kế hoạch giáo dục của nhà trường; giám sát hoạt động tuyển sinh và việc tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồng trường và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực của nhà trường theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động của hội đồng trường trung học công lập:
+ Hội đồng trường hợp thường kỳ ít nhất 03 lần trong một năm.
+ Trong trường hợp cần thiết, khi hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên hội đồng trường đề nghị, chủ tịch hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền của nhà trường.
+ Hội đồng trường có thể họp bằng hình thức xin ý kiến bằng văn bản. Hội đồng trường được mời đại diện các thành phần khác tham dự cuộc họp của hội đồng trường khi cần thiết.
+ Phiên họp hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên của hội đồng trở lên (trong đó có chủ tịch hội đồng trường). Quyết định của hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất hai phần ba số thành viên có mặt nhất trí. Quyết định của hội đồng trường được công bố công khai.
- Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á lớp 11? Yêu cầu cần đạt trong nội dung khu vực Tây Nam Á của học sinh lớp 11?
- Những mẫu bài văn nghị luận lớp 7 học kì 1? Nội dung kiến thức văn học môn Ngữ văn lớp 7?
- Soạn bài Chiếc lá đầu tiên? 5 nhiệm vụ dành cho học sinh lớp 10 năm học mới 2024 2025?
- Mẫu Thuyết minh về cây lúa nước ngắn gọn? Học sinh lớp 9 có thành tích học tập xuất sắc thì có được nhận giấy khen không?
- Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 vòng 8 năm 2024 2025 chi tiết nhất? 05 phẩm chất chủ yếu của học sinh lớp 3?
- Mẫu Viết báo cáo về Ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều - Nguyễn Du? Nội dung chuyên đề văn học trung đại lớp 11?
- Top 5 đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình lớp 5? Đánh giá kết quả giáo dục học sinh lớp 5 theo bao nhiêu mức?
- Mẫu Đề thi Công nghệ lớp 3 học kì 1 mới nhất? Hiện nay học sinh lớp 3 có những nhiệm vụ gì cần thực hiện?
- Mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 2024-2025 mới nhất? Phương pháp đánh giá học sinh tiểu học ra sao?
- Từ năm 2025 thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT giữa điểm học bạ và điểm thi theo tỷ lệ 50-50?