Giáo viên cơ hữu là giáo viên gì? Trường THPT tư thục phải có bao nhiêu giáo viên cơ hữu?
Giáo viên cơ hữu là giáo viên gì?
Căn cứ Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Tuyển dụng cán bộ quản lý, giáo viên cơ hữu, nhân viên
1. Cán bộ quản lý, giáo viên cơ hữu, nhân viên của trường phổ thông tư thục là những người lao động không phải công chức, viên chức nhà nước; được nhà trường tuyển dụng và áp dụng các chế độ làm việc và thực hiện chính sách theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường phổ thông và các quy định khác của pháp luật.
2. Giáo viên cơ hữu là giáo viên được nhà trường tuyển dụng, ký hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động; không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác.
Như vậy, giáo viên cơ hữu là giáo viên được nhà trường tuyển dụng, ký hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động 2019.
Bên cạnh đó người được tuyển dụng làm giáo viên cơ hữu phải không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác.
Giáo viên cơ hữu là giáo viên gì? Trường THPT tư thục phải có bao nhiêu giáo viên cơ hữu? (Hình từ Internet)
Trường THPT tư thục phải có bao nhiêu giáo viên cơ hữu?
Tại Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Yêu cầu về tỷ lệ giáo viên cơ hữu và định mức giáo viên, nhân viên
1. Trường phổ thông tư thục phải bảo đảm từ năm học đầu tiên tỷ lệ giáo viên cơ hữu so với tổng số giáo viên theo quy định đối với trường phổ thông công lập ở cấp học tương ứng như sau: cấp tiểu học có ít nhất 90% giáo viên cơ hữu; cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có ít nhất 40% giáo viên cơ hữu.
2. Số giáo viên và nhân viên của trường phổ thông tư thục phải bảo đảm không thấp hơn quy định của Nhà nước về định mức giáo viên, nhân viên đối với từng cấp học.
Như vậy, số giáo viên và nhân viên của trường phổ thông tư thục phải bảo đảm không thấp hơn quy định của Nhà nước về định mức giáo viên, nhân viên đối với từng cấp học. Trường THPT tư thục phải đảm bảo có có ít nhất 40% giáo viên cơ hữu.
Giáo viên cơ hữu trường THPT tư thục phải có hành vi, ứng xử như thế nào?
Căn cứ Điều 31 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định giáo viên cơ hữu trường THPT tư thục phải có hành vi, ứng xử như sau:
- Giáo viên không được làm những điều sau đây:
+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
+ Gian lận trong kiểm tra, thi, tuyển sinh; gian lận trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục.
+ Xuyên tạc nội dung dạy học, giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, sai với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.
+ Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
+ Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục.
+ Cản trở, gây khó khăn trong việc hỗ trợ, phục vụ công tác dạy học, giáo dục học sinh và các công việc khác.
- Ngôn ngữ, ứng xử của giáo viên phải bảo đảm tính sư phạm, đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.
- Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước.
- Giáo viên không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật. Trong đó các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục quy định tại Điều 22 Luật Giáo dục 2019 bao gồm:
+ Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
+ Xuyên tạc nội dung giáo dục.
+ Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
+ Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
+ Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
+ Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?