Giáo dục thường xuyên là gì? Nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên là gì?

Theo quy định thì khái niệm giáo dục thường xuyên là gì? Giáo dục thường xuyên có các nhiệm vụ gì?

Giáo dục thường xuyên là gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
...

Như vậy, giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định.

Giáo dục thường xuyên được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.

Giáo dục thường xuyên là gì? Nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên là gì?

Giáo dục thường xuyên là gì? Nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên là gì? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên là gì?

Theo quy định tại Điều 42 Luật Giáo dục 2019 thì nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên như sau:

- Thực hiện xóa mù chữ cho người trong độ tuổi theo quy định của pháp luật.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc; cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống cho mọi người; tạo cơ hội cho người có nhu cầu học tập nâng cao trình độ học vấn.

Có các cơ sở giáo dục thường xuyên nào?

Theo quy định tại Điều 44 Luật Giáo dục 2019 thì giáo dục thường xuyên được thực hiện tại cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở văn hóa, tại nơi làm việc, cộng đồng dân cư, qua phương tiện thông tin đại chúng và phương tiện khác.

Cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm:

- Trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;

- Trung tâm học tập cộng đồng;

- Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên.

Các chính sách phát triển giáo dục thường xuyên?

Theo quy định tại Điều 46 Luật Giáo dục 2019 thì chính sách phát triển giáo dục thường xuyên như sau:

- Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, thúc đẩy việc học tập của người lớn, xây dựng xã hội học tập; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia, cung ứng dịch vụ giáo dục thường xuyên có chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.

- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được thường xuyên học tập, học tập suốt đời để phát triển bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giáo dục thường xuyên trong việc cung cấp nguồn học liệu cho cơ sở giáo dục thường xuyên để đáp ứng nhu cầu học tập của người học; cơ sở giáo dục đào tạo nhà giáo có trách nhiệm nghiên cứu về khoa học giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo của các cơ sở giáo dục thường xuyên.

Quy định về đánh giá, công nhận kết quả học tập trong giáo dục thường xuyên như thế nào?

Theo quy định tại Điều 45 Luật Giáo dục 2019 việc đánh giá, công nhận kết quả học tập trong giáo dục thường xuyên được quy định như sau:

- Học viên tham gia chương trình xóa mù chữ, đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được công nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ.

- Học viên học hết chương trình giáo dục trung học cơ sở quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 Luật Giáo dục 2019 đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Học viên học hết chương trình trung học phổ thông quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 Luật Giáo dục 2019 đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;

Trường hợp không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được người đứng đầu trung tâm giáo dục thường xuyên cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

- Học viên hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của một trình độ đào tạo theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam thì được cấp bằng tương ứng với trình độ đào tạo.

- Học viên học các khóa bồi dưỡng theo các hình thức khác nhau được dự thi, nếu đạt yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Giáo dục 2019 thì được cấp chứng chỉ tương ứng với chương trình học.

Giáo dục thường xuyên
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Năm học 2024-2025 tăng cường quản lý hồ sơ điện tử từng bước thay thế hồ sơ giấy trong hoạt động giáo dục thường xuyên?
Hỏi đáp Pháp luật
8 nhiệm vụ chung trong giáo dục thường xuyên năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung tâm giáo dục thường xuyên có tư cách pháp nhân hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Học viên tại Trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ mặc trang phục ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên theo quy định hiện hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên gồm những loại nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đặt tên của Trung tâm giáo dục thường xuyên như thế nào cho đúng luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục thường xuyên là gì? Nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung tâm giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học viên tại trung tâm giáo dục thường xuyên phải rèn luyện trong kì nghỉ hè khi nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;