Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc từ lớp mấy?
Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc từ lớp mấy?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 11/2015/NĐ-CP quy định về vị trí, mục tiêu giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường như sau:
Vị trí, mục tiêu giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường
1. Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
...
Căn cứ Điều 1 Nghị định 11/2015/NĐ-CP quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường.
2. Nghị định này áp dụng đối với các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường trung cấp, trường cao đẳng; trường đại học, học viện, đại học vùng và đại học quốc gia (sau đây gọi chung là nhà trường) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Nghị định này không áp dụng về giáo dục thể chất đối với các trường đào tạo chuyên ngành thể dục, thể thao.
Theo đó, Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo
Như vậy, giáo dục thể chất là môn học bắt buộc ngay từ lớp 1.
Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc từ lớp mấy? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền ban hành chương trình môn Giáo dục thể chất được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 11/2015/NĐ-CP quy định về chương trình môn Giáo dục thể chất như sau:
Chương trình môn học Giáo dục thể chất
1. Chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; nội dung giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục mầm non, thể hiện mục tiêu giáo dục thể chất; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục thể chất, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, cách thức đánh giá kết quả thực hiện môn học Giáo dục thể chất ở mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.
2. Thẩm quyền ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất
a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục mầm non;
b) Giám đốc các đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo của trường, trong đó có chương trình môn học Giáo dục thể chất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Hiệu trưởng các trường cao đẳng và trường trung cấp chịu trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo của trường, trong đó có chương trình môn học Giáo dục thể chất theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương.
Như vậy, thẩm quyền ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất được quy định như sau:
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục mầm non;
- Giám đốc các đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo của trường, trong đó có chương trình môn học Giáo dục thể chất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Hiệu trưởng các trường cao đẳng và trường trung cấp chịu trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo của trường, trong đó có chương trình môn học Giáo dục thể chất theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương.
Giáo viên giáo dục thể chất có những nhiệm vụ và quyền nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định giáo viên giáo dục thể chất có những quyền sau đây:
- Được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp, hình thức và kỹ năng tổ chức hoạt động thể thao trong nhà trường.
- Được tạo điều kiện tham gia công tác huấn luyện cho học sinh, sinh viên đội tuyển của nhà trường.
- Được hưởng các quyền và chế độ của giáo viên, giảng viên và các chế độ khác trong lĩnh vực thể dục, thể thao theo quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, giáo viên giáo dục thể chất có những nhiệm vụ sau:
- Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động thể thao; làm nòng cốt tổ chức các hoạt động thể thao; quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn việc thành lập các câu lạc bộ thể thao, duy trì phát triển phong trào thể thao trong nhà trường.
- Căn cứ nhu cầu của người học và điều kiện thực tế của nhà trường chủ động tham mưu huy động nguồn lực giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất của nhà trường và mời hướng dẫn viên ngoài nhà trường tham gia hướng dẫn chuyên môn để tổ chức hiệu quả các hoạt động thể thao.
- Phát hiện và bồi dưỡng học sinh, sinh viên có năng khiếu thể thao tham gia thi đấu các giải thể thao cấp cơ sở, toàn quốc, quốc tế; đề xuất giải pháp cụ thể giúp đỡ các học sinh, sinh viên thể lực yếu, chưa đáp ứng được chương trình môn học Giáo dục thể chất, chưa bảo đảm tiêu chuẩn về quy định đánh giá, xếp loại thể lực; học sinh, sinh viên có những bệnh lý bẩm sinh được miễn hoặc tham gia tập luyện với nội dung và hình thức phù hợp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác của nhà giáo theo quy định hiện hành.










- 3+ bài văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống lớp 8? Trường trung học cơ sở có bao nhiêu phòng học bộ môn?
- Lời bài hát Đầu Tư Cho Trái Tim? Hợp âm bài hát Đầu Tư Cho Trái Tim?
- Danh sách bầu chọn Quả bóng vàng Việt Nam năm 2024? Quy định về tập luyện và thi đấu thể thao trong nhà trường?
- Top 5 bài văn tả một người em mới gặp lần đầu mà em nhớ mãi ngắn gọn? Trường tiểu học có bao nhiêu phòng học bộ môn?
- 5+ Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ? Đặc điểm tính chất nội dung môn Ngữ Văn?
- Tổng hợp 100+ mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 hay, cảm động?
- Top 4 dàn ý cho bài văn tả một con vật mà em yêu thích? Yêu cầu khi dạy thêm môn Tiếng Việt lớp 4 ngoài nhà trường?
- 3+ mẫu bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích sáng tạo? Tuyển sinh lớp 6 năm 2025 áp dụng quy chế nào?
- Viết 2 3 câu về một lễ hội liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 năm học 2024 2025?
- Hội đồng tuyển sinh trung học phổ thông gồm những ai? Quy trình tuyển sinh trung học phổ thông như thế nào?