Giáo dục đại học giảng dạy các trình độ nào? Các hình thức đào tạo của giáo dục đại học?

Theo quy định thì giáo dục đại học giảng dạy các trình độ nào? Các hình thức đào tạo của giáo dục đại học?

Giáo dục đại học giảng dạy các trình độ nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về trình độ đào tạo của giáo dục đại học như sau:

Trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học
1. Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
...

Như vậy, giáo dục đại học đào tạo các trình độ sau:

- Trình độ đại học;

- Trình độ thạc sĩ;

- Trình độ tiến sĩ.

Giáo dục đại học giảng dạy các trình độ nào? Các hình thức đào tạo của giáo dục đại học?

Giáo dục đại học giảng dạy các trình độ nào? Các hình thức đào tạo của giáo dục đại học? (Hình từ Internet)

Các hình thức đào tạo của giáo dục đại học?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về hình thức đào tạo của giáo dục đại học như sau:

Trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học
...
2. Hình thức đào tạo để cấp văn bằng các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa. Việc chuyển đổi giữa các hình thức đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc liên thông.
3. Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức hoạt động giáo dục thường xuyên, cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ, chứng nhận phù hợp với ngành, lĩnh vực đào tạo của mỗi cơ sở theo quy định của pháp luật để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
4. Chính phủ quy định trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Như vậy, hình thức đào tạo để cấp văn bằng các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm:

- Chính quy;

- Vừa làm vừa học;

- Đào tạo từ xa.

*Lưu ý: Việc chuyển đổi giữa các hình thức đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc liên thông.

Tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật;

- Đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:

- Là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của cơ sở giáo dục đại học, trừ trường hợp quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận có quy định khác;

- Tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, hợp tác trong nước, quốc tế, hoạt động khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quyết định của hội đồng trường, hội đồng đại học;

- Trình văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hội đồng trường, hội đồng đại học sau khi tổ chức lấy ý kiến của tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ sở giáo dục đại học;

Ban hành quy định khác của cơ sở giáo dục đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;

- Đề xuất hội đồng trường, hội đồng đại học xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý thuộc thẩm quyền của hội đồng trường, hội đồng đại học;

Thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý khác của cơ sở giáo dục đại học, quyết định dự án đầu tư theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;

- Hằng năm, báo cáo trước hội đồng trường, hội đồng đại học về kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học và ban giám hiệu, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học;

Thực hiện công khai, minh bạch thông tin; thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;

Thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao;

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật;

Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước hội đồng trường, hội đồng đại học và các bên liên quan;

Chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức có liên quan về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

Giáo dục đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở để xác định thời gian đào tạo của cơ sở giáo dục đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong giáo dục đại học năm học 2024 - 2025 có ứng dụng công nghệ số và AI hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vụ Giáo dục Đại học là gì? Có thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
4 năm học đại học là bao nhiêu tín chỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
08 nhiệm vụ cụ thể trong giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường kiểm soát liêm chính khoa học trong các hoạt động nghiên cứu của giáo dục đại học năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
5 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm năm học 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là liên kết đào tạo? Có mấy hình thức liên kết đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình đào tạo của trường đại học được xây dựng như thế nào?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;