Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước là ai?
Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước là ai?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy định giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1826/QĐ-KTNN năm 2012 giải thích Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước là cán bộ, công chức, viên chức, nhà khoa học, nhà quản lý của Kiểm toán Nhà nước thực hiện hoạt động giảng dạy tại Kiểm toán Nhà nước và được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt công nhận.
Theo khoản 1 Điều 3 Quy định giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1826/QĐ-KTNN năm 2012 quy định thỉnh giảng là việc Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước mời giảng viên thỉnh giảng, báo cáo viên hoặc người có đủ tiêu chuẩn tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, phổ biến kinh nghiệm, phổ biến tuyên truyền pháp luật (sau đây gọi chung là giảng dạy) tại Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước là ai? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm tham gia giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng Kiểm toán Nhà nước như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Quy định giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1826/QĐ-KTNN năm 2012 như sau:
Trách nhiệm tham gia giảng dạy của cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán Nhà nước
1. Công chức, viên chức Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ và trách nhiệm tham gia giảng dạy, xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, phổ biến kinh nghiệm, phổ biến tuyên truyền pháp luật... tại đơn vị công tác theo phân công của thủ trưởng đơn vị và tại Kiểm toán Nhà nước khi có yêu cầu.
2. Công chức, viên chức được Tổng Kiểm toán Nhà nước công nhận là giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ và trách nhiệm tham gia giảng dạy, phổ biến kinh nghiệm, phổ biến tuyên truyền pháp luật, xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu... tại Kiểm toán Nhà nước và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán Nhà nước; tham gia giảng dạy tại đơn vị công tác và các đơn vị khác trong ngành.
Như vậy, công chức, viên chức được Tổng Kiểm toán Nhà nước công nhận là giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ và trách nhiệm:
- Tham gia giảng dạy, phổ biến kinh nghiệm, phổ biến tuyên truyền pháp luật, xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu... tại Kiểm toán Nhà nước và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán Nhà nước;
- Tham gia giảng dạy tại đơn vị công tác và các đơn vị khác trong ngành.
Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước được hưởng chế độ gì?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Quy định giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1826/QĐ-KTNN năm 2012 về chế độ chính sách đối với giảng viên thỉnh giảng như sau:
Chế độ chính sách đối với giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên
1. Đối với giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước
a) Được hưởng chế độ thù lao giảng dạy và kinh phí biên soạn tài liệu; được cung cấp, hỗ trợ tài liệu, thiết bị giảng dạy theo quy định của Nhà nước và cña Kiểm toán Nhà nước.
b) Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng phương pháp sư phạm đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy; được tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học của Kiểm toán Nhà nước.
c) Được xác nhận thời gian tham gia giảng dạy tại Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét bổ nhiệm các chức danh phó giáo sư, giáo sư, phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, “Nhà giáo nhân dân” theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Báo cáo viên của đơn vị thực hiện chế độ chính sách như quy định tại điểm a, b khoản 1, điều này.
Căn cứ trên quy định chế độ chính sách đối với giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước như sau:
- Được hưởng chế độ thù lao giảng dạy và kinh phí biên soạn tài liệu; được cung cấp, hỗ trợ tài liệu, thiết bị giảng dạy theo quy định của Nhà nước và cña Kiểm toán Nhà nước.
- Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng phương pháp sư phạm đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy; được tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học của Kiểm toán Nhà nước.
- Được xác nhận thời gian tham gia giảng dạy tại Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét bổ nhiệm các chức danh phó giáo sư, giáo sư, phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, “Nhà giáo nhân dân” theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Mẫu 03 đoạn văn kể lại câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em? Tiếng Việt có phải môn bắt buộc?
- Mẫu viết bài văn trình bày cảm nghĩ về loài cây em yêu thích môn Ngữ văn lớp 7? Các văn bản nào bắt buộc phải có ở cấp 2?
- Tóm tắt Môn Lịch sử lớp 12 sử bài 3 các nước Đông Bắc Á? Yêu cầu cần đạt trong bối cảnh mở cửa kinh tế Trung Quốc từ 1978 đến hiện tại?
- Mẫu viết đoạn văn về một câu chuyện em thích lớp 4? Các kiểu văn bản mà học sinh lớp 4 được học là gì?
- Tổng hợp đáp án chính xác cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THCS và THPT năm 2024 2025?
- Tổng hợp bộ đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm đầy đủ nhất?
- Còn bao nhiêu cái chủ nhật nữa đến Tết Dương lịch và Âm lịch 2025? Giáo viên dạy hợp đồng nghỉ Tết Dương lịch mấy ngày?
- Bài tập luyện IOE cấp huyện cấp tỉnh mới nhất? Mục tiêu của giáo dục là gì?
- Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên mẫu 02 là mẫu nào? Giáo viên dạy cấp THPT tự nguyện vào Đảng được không?
- Liên hệ với thực tiễn học sinh tham gia giao thông bằng xe đạp tại trường em? Mục tiêu chương trình giáo dục là gì?