Giảng viên đại học là cố vấn học tập có định mức giảng dạy như thế nào?

Định mức giảng dạy của giảng viên đại học kiêm nhiệm làm cố vấn học tập là bao nhiêu?

Giảng viên đại học là cố vấn học tập có định mức giảng dạy như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT quy định định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác quản lý, đảng, đoàn thể như sau:

Định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác quản lý, đảng, đoàn thể
1. Giảng viên được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác quản lý, đảng, đoàn thể (trừ giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh) có nghĩa vụ giảng dạy tối thiểu theo định mức dưới đây (tính theo tỷ lệ % của định mức giờ chuẩn giảng dạy quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư này):

Như vậy, định mức giảng dạy tối thiểu của giảng viên đại học là cố vấn học tập là 85% định mức giờ chuẩn giảng dạy.

Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT Định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học được quy định từ 200 đến 350 giờ chuẩn giảng dạy (tương đương từ 600 đến 1.050 giờ hành chính); trong đó, giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) phải đảm bảo tối thiểu 50% định mức quy định.

Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ mục tiêu, chiến lược phát triển của đơn vị; đặc thù của môn học, ngành học và điều kiện cụ thể của đơn vị để quyết định định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học cho phù hợp.

* Căn cứ điều kiện cụ thể của đơn vị, thủ trưởng trường đại học quy định cụ thể định mức giờ chuẩn giảng dạy tại khoản này, đồng thời quy định định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với các trường hợp kiêm nhiệm khác (nếu có) cho phù hợp.

Giảng viên đại học là cố vấn học tập có định mức giảng dạy như thế nào?

Giảng viên đại học là cố vấn học tập có định mức giảng dạy như thế nào? (Hình từ Internet)

Giảng viên đại học phải dành bao nhiêu thời gian cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Quy định về nghiên cứu khoa học
1. Giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học (tương đương 586 giờ hành chính) để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
2. Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục đại học và phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên.
3. Mỗi năm, giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhiệm. Kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên được đánh giá thông qua các sản phẩm khoa học và công nghệ, các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; tối thiểu tương đương với một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên hoặc một bài báo được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN hoặc một báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học chuyên ngành.
Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên và quy định cụ thể về số giờ nghiên cứu khoa học được quy đổi từ các loại hình sản phẩm khoa học và công nghệ, hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
4. Đối với những giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ mức độ, hoàn cảnh cụ thể để xem xét khi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan; đồng thời, cho phép bù giờ chuẩn giảng dạy sang giờ nghiên cứu khoa học đối với những giảng viên này.

Như vậy, giảng viên đại học phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

Giảng viên đại học giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng vượt định mức được hưởng chế độ gì?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT quy định Chế độ làm việc vượt định mức lao động như sau:

Chế độ làm việc vượt định mức lao động
1. Trong một năm học, giảng viên giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác vượt định mức được hưởng chế độ làm việc vượt định mức theo quy định của pháp luật. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ các quy định hiện hành của nhà nước và điều kiện thực tế của đơn vị để quyết định chế độ chi trả các chính sách cho phù hợp.
2. Thời gian làm việc vượt định mức của giảng viên hằng năm không được vượt quá thời gian theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, giảng viên đại học trong một năm học giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng vượt định mức sẽ được hưởng chế độ làm việc vượt định mức theo quy định của pháp luật.

Giảng viên đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Người trợ giảng cho giảng viên đại học có nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên đại học làm Chủ tịch Hội đồng đại học có định mức giờ dạy tối thiểu là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên đại học tập sự thì thời gian giảng dạy là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên đại học phải dành ít nhất bao nhiêu thời gian cho việc nghiên cứu khoa học?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên dạy trường đại học tư thục thì thời gian nghỉ hè bao nhiêu tuần?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên đại học công lập có cần chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ làm việc của giảng viên đại học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên đại học có trình độ nào có thể kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên đại học toàn thời gian bao gồm những đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên đại học là cố vấn học tập có định mức giảng dạy như thế nào?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;