09:10 | 23/07/2024

Đối tượng nào được tham gia chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học?

Những ai được tham gia chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học?

Đối tượng nào được tham gia chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học?

Căn cứ Mục 1 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2001/QĐ-BGDĐT năm 2023, đối tượng được tham gia chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm:

- Viên chức giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong các trường tiểu học, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học, trường chuyên biệt công lập và các cơ sở giáo dục khác giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định.

- Các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

Đối tượng nào được tham gia chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học?

Đối tượng nào được tham gia chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học? (Hình từ Internet)

Mục tiêu của việc bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì?

Căn cứ Mục 2 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2001/QĐ-BGDĐT năm 2023, mục tiêu của việc bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học là để trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp và bồi dưỡng thái độ tích cực cho học viên trong hoạt động nghề nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

Theo đó, sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng học viên có thể:

- Hiểu đúng, đầy đủ, chính xác chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và có thể triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao;

- Phân tích được được những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông;

- Phân tích được các xu thế cập nhật về phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới, các quan điểm đổi mới giáo dục tiểu học trong bối cảnh hiện nay;

- Xác định được vai trò, vị trí, trách nhiệm và tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.

Chủ động trong phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học;

- Thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nội dung chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học gồm những gì?

Căn cứ Mục 3 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2001/QĐ-BGDĐT năm 2023, nội dung chương trình bao gồm như sau:

* Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng

(1) Chương trình gồm 08 chuyên đề, được bố cục thành 03 phần:

- Phần 1: Kiến thức chung (gồm 03 chuyên đề).

- Phần 2: Kiến thức về hoạt động nghề nghiệp (gồm 05 chuyên đề).

- Phần 3: Đánh giá kết quả bồi dưỡng.

(2) Thời gian bồi dưỡng:

- Tổng thời gian là: 03 tuần x 05 ngày làm việc/tuần x 08 tiết/ngày = 120 tiết (có thể tổ chức vào ngày nghỉ, tổng thời gian 120 tiết).

- Phân bổ thời gian:

+ Lý thuyết, thảo luận: 72 tiết;

+ Giải quyết bài tập tình huống, hướng dẫn thực hành: 44 tiết;

+ Đánh giá kết quả bồi dưỡng: 04 tiết.

Cụ thể 8 chuyên đề:

Phần 1: Kiến thức chung (gồm 03 chuyên đề).

Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông (GDPT)

Chuyên đề 2: Xu thế phát triển GDPT trên thế giới, chiến lược phát triển GDPT của Việt Nam

Chuyên đề 3: Các quy định của pháp luật về chính sách phát triển đội ngũ GVPT

Phần 2: Kiến thức về hoạt động nghề nghiệp (gồm 05 chuyên đề).

Chuyên đề 4: Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

Chuyên đề 5: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục tiểu học

Chuyên đề 6: Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học (NCKH), ứng dụng kết quả NCKH trong giáo dục học sinh tiểu học

Chuyên đề 7: Chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh tiểu học

Chuyên đề 8: Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

(3) Cấu trúc chương trình:

TT

Nội dung

Số tiết

Số tiết

Số tiết



Tổng

Lý thuyết, thảo luận

Giải quyết bài tập tình huống, hướng dẫn thực hành


Phổ biến chương trình, nội quy bồi dưỡng (học viên tự nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu vào đầu khóa học)

0

0

0

1

Phần 1: Kiến thức chung

36

20

16

1

Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông

8

4

4

2

Xu thế phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới, chiến lược phát triển giáo dục phổ thông của Việt Nam

12

8

4

3

Các quy định của pháp luật về chính sách phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông

16

8

8

2

Phần 2: Kiến thức về hoạt động nghề nghiệp

80

52

28

1

Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

12

8

4

2

Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục tiểu học

16

12

4

3

Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong giáo dục học sinh tiểu học

16

8

8

4

Chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh tiểu học

20

12

8

5

Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

16

12

4

3

Phần 3: Đánh giá kết quả bồi dưỡng

4

4

0

4

Tổng cộng

120

76

44

Giáo viên tiểu học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đánh giá tiết học dự giờ tiểu học 2024 thông dụng nhất? Các hoạt động giáo dục ở cấp tiểu học 2024 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 2 từ ngày 15 tháng 12 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 1 theo Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT?
Giáo viên tiểu học tập sự ở vùng sâu vùng xa có được hưởng một trăm phần trăm mức lương hay không?
Giáo viên tiểu học tập sự ở vùng sâu vùng xa có được hưởng một trăm phần trăm mức lương hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức giáo viên tiểu học tại Vùng 1 theo Thông tư 20 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên tiểu học hạng 3 có phải tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lộ trình nâng chuẩn giáo viên tiểu học ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên tiểu học cần chuẩn bị những loại sổ sách nào trong năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Không có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên tiểu học có được làm giáo viên tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên tiểu học nghỉ hè mấy tuần?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;