Đối tượng nào được hưởng học bổng chính sách? Nguyên tắc hưởng học bổng chính sách như thế nào?
Đối tượng nào được hưởng học bổng chính sách?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 84/2020/NĐ-CP thì đối tượng được hưởng học bổng chính sách bao gồm:
- Sinh viên theo chế độ cử tuyển;
- Học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú;
- Học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.
Đối tượng nào được hưởng học bổng chính sách? Nguyên tắc hưởng học bổng chính sách như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức hưởng học bổng chính sách là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy định về mức hưởng học bổng chính sách như sau:
Học bổng chính sách
...
2. Mức hưởng:
a) Đối với sinh viên học theo chế độ cử tuyển, học sinh các trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật: Mức học bổng bằng 80% mức lương cơ sở/tháng;
b) Đối với học viên là thương binh thuộc hộ nghèo học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật: Mức học bổng bằng 100% mức lương cơ sở/tháng.
...
Như vậy, mức hưởng học bổng chính sách như sau:
- Mức học bổng bằng 80% mức lương cơ sở/tháng đối với sinh viên học theo chế độ cử tuyển, học sinh các trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.
- Mức học bổng bằng 100% mức lương cơ sở/tháng đối với học viên là thương binh thuộc hộ nghèo học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.
* Hiện nay mức lương cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP là 2.340.000 đồng/tháng.
Nguyên tắc hưởng học bổng chính sách như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 84/2020/NĐ-CP thì nguyên tắc hưởng học bổng chính sách như sau:
- Đối tượng được hưởng chính sách chỉ được hưởng chế độ học bổng chính sách một lần trong cả quá trình học;
- Trường hợp học sinh, sinh viên, học viên thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách cùng lúc thì chỉ được hưởng một chính sách cao nhất hoặc học đồng thời nhiều ngành, nhiều cơ sở giáo dục thì chỉ được hưởng chính sách ở một ngành tại một cơ sở giáo dục;
- Học sinh, sinh viên, học viên là đối tượng được hưởng chính sách theo quy định tại Điều 9 Nghị định 84/2020/NĐ-CP nhưng thuộc đối tượng được hưởng chính sách trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội, học bổng khuyến khích học tập thì vẫn được hưởng các chính sách này theo quy định;
- Học sinh, sinh viên, học viên bị kỷ luật buộc thôi học hoặc bị đình chỉ học tập thì không được hưởng các chính sách quy định tại Điều 9 Nghị định 84/2020/NĐ-CP kể từ thời điểm quyết định kỷ luật có hiệu lực hoặc trong thời gian bị đình chỉ;
- Học bổng chính sách được cấp đủ 12 tháng/năm, số năm học được hưởng chính sách không được vượt quá số năm hoặc số học kỳ tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo tương ứng với các ngành học theo quy định.
Riêng đối với năm học cuối được hưởng theo số tháng thực học.
Đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học nếu bị lưu ban thì năm học lưu ban đầu tiên vẫn được hưởng học bổng chính sách theo quy định.
- Đối với các chương trình đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ thì học bổng chính sách được cấp theo thời gian đào tạo quy đổi nhưng không vượt quá thời gian đào tạo của ngành, nghề và trình độ đào tạo tương đương đối với chương trình đào tạo theo niên chế, được tính bằng công thức dưới đây:
- Không áp dụng học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học văn bằng hai, đào tạo theo địa chỉ, hình thức đào tạo từ xa, liên kết đào tạo và vừa làm vừa học.
Hồ sơ hưởng học bổng chính sách gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 84/2020/NĐ-CP thì hồ sơ hưởng chính sách như sau:
- Đối với sinh viên theo chế độ cử tuyển: Bản cam kết của sinh viên, có xác nhận của nhà trường nơi đang theo học;
- Đối với học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú: Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy khai sinh; giấy báo trúng tuyển;
- Đối với học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật:
+ Đơn đề nghị (Mẫu số 02 và Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 84/2020/NĐ-CP);
+ Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy khai sinh;
+ Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp đối với học viên là người khuyết tật;
Trường hợp học viên chưa có giấy xác nhận khuyết tật thì bổ sung bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật;
Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu thẻ thương binh đối với học viên là thương binh.
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?