Đối tượng nào được giảm học phí năm học 2024-2025?
Đối tượng nào được giảm học phí năm học 2024-2025?
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP thì đối tượng được giảm học phí gồm:
* Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:
- Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
- Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực 3 vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
* Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối tượng nào được giảm học phí năm học 2024-2025? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị giảm học phí gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 81/2021/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị giảm học phí gồm:
- Đơn đề nghị giảm học phí:
+ Đối với các đối tượng thuộc diện được giảm học phí học mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên: Mẫu đơn theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP;
+ Đối với các đối tượng thuộc diện giảm học phí ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập: Mẫu theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP; đối với các đối tượng thuộc diện giảm học phí ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục: Mẫu theo Phụ lục 7 ban hành kèm theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng giảm học phí đối với các đối tượng sau:
+ Giấy khai sinh và thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp cơ quan, tổ chức không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với đối tượng được quy định và điểm c khoản 1 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
+ Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp đối với đối tượng được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP;
- Giấy xác nhận hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
- Đối với trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông vừa thuộc diện được miễn, giảm học phí vừa thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập, chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ các giấy tờ liên quan nói trên kèm đơn theo mẫu (Phụ lục 4) Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
* Người học thuộc diện giảm học phí chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập. Riêng đối với người học thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì vào mỗi đầu học kỳ phải nộp bổ sung giấy xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm căn cứ xem xét giảm học phí cho kỳ học tiếp theo.
Trường hợp học sinh, sinh viên có thẻ Căn cước công dân và được cấp mã số định danh cá nhân, thông tin về nơi thường trú có thể khai thác từ việc kết nối và chia sẻ dữ liệu về dân cư với các cơ sở giáo dục đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tài chính, Sở Tài chính, thì cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em, học sinh, sinh viên không phải nộp Giấy khai sinh và giấy tờ chứng minh nơi thường trú.
Ai có thẩm quyền xét duyệt và thẩm định hồ sơ đề nghị giảm học phí?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 81/2021/NĐ-CP thì trách nhiệm xét duyệt và thẩm định hồ sơ đề nghị giảm học phí như sau:
- Đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc phòng giáo dục đào tạo: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập, Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và lập danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí học sinh tiểu học tư thục gửi phòng giáo dục và đào tạo thẩm định;
- Đối với trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác trực thuộc Sở giáo dục và Đào tạo: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và lập danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi sở giáo dục và đào tạo thẩm định;
- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị miễn, giảm học phí, Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và quyết định miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên và học viên; đồng thời lập danh sách học sinh, sinh viên, học viên được miễn, giảm học phí theo mẫu gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Cơ quan quản lý cấp trên thẩm định, lập dự toán kinh phí theo mẫu gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện trong dự toán ngân sách hàng năm;
- Đối với cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục; cơ sở giáo dục phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị miễn giảm học phí, cấp bù miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí của người học, cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục; cơ sở giáo dục phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục có trách nhiệm cấp cho người học giấy xác nhận.
- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị miễn, giảm học phí, Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục có trách nhiệm xác nhận hồ sơ miễn, giảm học phí đối với người học; đồng thời lập danh sách người học được miễn, giảm học phí theo mẫu gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người học đăng ký thường trú để thực hiện theo quy định.
- Top 10 mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học truyện ngắn? Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn là chuyên đề môn Ngữ văn lớp mấy?
- Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7? Học sinh lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?
- Loại gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ có hướng gì? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được đánh giá bằng điểm số ra sao?
- Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành phố?
- Mẫu Viết thư mời dự tiệc Giáng sinh bằng Tiếng Anh hay nhất? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là gì?
- Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa rừng Trần Hưng Đạo? 4 hình thức khen thưởng học sinh THCS?
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?