Đồ chơi sử dụng trong trường mầm non là gì?
- Đồ chơi sử dụng trong trường mầm non là gì?
- Đồ dùng mầm non hiện nay được phân chia theo các nhóm lớp như thế nào?
- Danh mục đồ chơi sử dụng trong trường mầm non hiện nay như thế nào?
- Lựa chọn đồ chơi học liệu cho trẻ trong trường mầm non sẽ thực hiện như thế nào? Đảm bảo nguyên tắc ra sao?
- Chương trình giáo dục mầm non được xây dựng như thế nào?
Đồ chơi sử dụng trong trường mầm non là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đồ chơi sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non là đồ chơi phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trong cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là đồ chơi).
...
Như vậy, đồ chơi sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non là để phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trong cơ sở giáo dục mầm non.
Đồ dùng mầm non hiện nay được phân chia theo các nhóm lớp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT thì đồ dùng mầm non hay đồ dùng tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành dựa trên 6 nhóm lớp sau :
- Nhóm trẻ 3 - 12 tháng tuổi.
- Nhóm trẻ 12 - 24 tháng tuổi.
- Nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi.
- Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi.
- Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Đồ chơi sử dụng trong trường mầm non là gì? Danh mục đồ chơi trong trường mầm non hiện nay (Hình từ Internet)
Danh mục đồ chơi sử dụng trong trường mầm non hiện nay như thế nào?
Danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non được quy định tại Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (Một số thiết bị bị bãi bỏ và sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 34/2013/TT-BGDĐT) như sau:
Tải về FULL Danh mục đồ dùng đồ chơi và các thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non hiện nay.
Lựa chọn đồ chơi học liệu cho trẻ trong trường mầm non sẽ thực hiện như thế nào? Đảm bảo nguyên tắc ra sao?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định quy trình lựa chọn đồ chơi, học liệu cho trẻ mầm non như sau:
- Các cơ sở giáo dục mầm non căn cứ vào yêu cầu, nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu; kế hoạch thực hiện năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm; thực tiễn các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, tiến hành rà soát, phân loại đồ chơi, học liệu hiện có.
- Trên cơ sở danh mục đồ chơi, học liệu do giáo viên và cán bộ quản lý đề xuất, người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu. Danh mục đồ chơi, học liệu được đề xuất lựa chọn có chữ ký của tổ/nhóm trưởng chuyên môn và đại diện giáo viên các nhóm/lớp.
- Hội đồng tổ chức họp, thảo luận, đánh giá đồ chơi, học liệu trên cơ sở danh mục đồ chơi, học liệu được đề xuất. Danh mục đồ chơi, học liệu được lựa chọn phải đạt trên 1/2 (một phần hai) số thành viên Hội đồng tán thành lựa chọn.
- Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non thành biên bản, có chữ ký của các thành viên trong Hội đồng.
- Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non danh mục đồ chơi, học liệu đã được Hội đồng lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non.
- Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non phê duyệt danh mục đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non; lập kế hoạch mua sắm, đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên; tự làm đồ chơi, học liệu.
Bên cạnh đó, về nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non được quy định tại Điều 3 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT gồm:
Nguyên tắc 1: Đồ chơi có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thực hiện theo các quy định hiện hành.
Nguyên tắc 2: Đồ chơi không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và học liệu được lựa chọn theo các nguyên tắc sau:
+ Đồ chơi, học liệu bảo đảm các yêu cầu được quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương 2 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT;
+ Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào nhu cầu thực tế thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; phát triển Chương trình giáo dục mầm non; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm;
+ Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào điều kiện thực tế: về vật chất (địa điểm, không gian xếp đặt); về nguồn lực (khả năng khai thác, sử dụng, ứng dụng đồ chơi của cán bộ quản lý và giáo viên).
Nguyên tắc 3: Bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì việc lựa chọn đồ chơi học liệu cho trẻ trong trường mầm non phải thực hiện đúng quy trình pháp luật và đảm bảo lựa chọn theo đúng (3) nguyên tắc.
Chương trình giáo dục mầm non được xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Phần 1 Chương trình Giáo dục mầm non kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT đã được sửa đổi bởi Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT và Điều 1 Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT như sau:
(1) Chương trình giáo dục mầm non là chương trình khung, có tính chất mở, thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, quy định các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non và đánh giá sự phát triển của trẻ, làm căn cứ cho việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên phạm vi cả nước; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng cho cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục mầm non.
Chương trình giáo dục mầm non được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, có kế thừa những ưu việt của Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ trước đây, được phát triển trên quan điểm bảo đảm đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển.
(2) Chương trình giáo dục mầm non bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo với nhau, liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm với phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”.
(3) Chương trình quy định những nội dung giáo dục áp dụng đối với mọi trẻ em mầm non, đồng thời trao quyền chủ động cho địa phương, cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ em mầm non và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục mầm non.
Tải về FULL Danh mục đồ dùng đồ chơi và các thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non hiện nay.
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?
- File word mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bản cam kết?
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu về năng lực nhận biết lịch sử văn học Việt Nam lớp 8 ra sao?
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên: kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm?