03:40 | 18/11/2024

Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trường phổ thông dân tộc bán trú là bao nhiêu?

Gáo viên tiểu học trường phổ thông dân tộc bán trú có định mức tiết dạy là bao nhiêu tiết mỗi tuần?

Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trường phổ thông dân tộc bán trú là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT như sau:

Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
...
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
...

Theo quy định trên, có thể thấy định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết.

ĐỊnh mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trường phổ thông dân tộc bán trú là bao nhiêu?

Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trường phổ thông dân tộc bán trú là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú kiêm phụ trách phòng học bộ môn có được giảm tiết dạy không?

Căn cứ khoản 3 Điều 8 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về chế độ giảm định mức tiết dạy như sau:

Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
...
2a. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần.
3. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.
4. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.

Từ quy định trên, có thể thấy trường hợp giáo viên tiểu học trường phổ thông dân tộc bán trú kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm tiết dạy, số lượng tiết dạy được giảm là 3 tiết/môn/tuần.

Thời gian làm việc và nghỉ hằng năm của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú như thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT thì thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú như sau:

- Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

+ 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

+ 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

+ 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

+ 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

- Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:

+ 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

+ 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

+ 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

+ 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

- Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

+ Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

+ Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Ngoài ra, căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú có nhiệm vụ và quyền gì?

Theo quy định tại Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT thì giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú có nhiệm vụ và quyền như sau:

- Tìm hiểu, nắm vững phong tục tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương.

- Vận dụng phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh; tham gia quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú; tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục đặc thù trong nhà trường.

- Được bồi dưỡng nâng cao năng lực về kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số, nội dung, phương pháp quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục đặc thù trong nhà trường và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

Định mức tiết dạy
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trường phổ thông dân tộc bán trú là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở tính định mức tiết dạy của giáo viên trường chuyên biệt công lập theo vùng áp dụng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định phân công chuyên môn giáo viên năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất mới về giảm định mức tiết dạy với giáo viên kiêm nhiệm một số vị trí việc làm khác?
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức tiết dạy của giáo viên năm 2024 là bao nhiêu tiết?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 307

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;