Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo quản lý trong trường mầm non công lập là bao nhiêu?

Quy định về số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo quản lý trong trường mầm non hiện nay là bao nhiêu? Định mức cụ thể.

Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo quản lý trong trường mầm non công lập là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT quy định về định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong trường mầm non gồm có như sau:

- Hiệu trưởng: Mỗi cơ sở giáo dục mầm non công lập được bố trí 01 hiệu trưởng.

- Phó hiệu trưởng: Số lượng phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định về số lượng cấp phó tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP.

Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo quản lý trong trường mầm non là bao nhiêu?

Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo quản lý trong trường mầm non công lập là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Danh mục vị trí việc làm lãnh đạo quản lý và chuyên ngành trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập gồm những ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT như sau:

Danh mục vị trí việc làm, hướng dẫn mô tả vị trí việc làm trong cơ sở giáo dục mầm non công lập
1. Danh mục vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục vị trí việc làm chuyên môn dùng chung và hỗ trợ, phục vụ trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hướng dẫn mô tả vị trí việc làm:
a) Bản mô tả vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập được hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản mô tả vị trí việc làm chuyên môn dùng chung và hỗ trợ, phục vụ trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập được hướng dẫn tại Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là Thông tư số 12/2022/TT-BNV).
4. Căn cứ hướng dẫn mô tả vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chuyên môn dùng chung, hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 3 Điều này, các cơ sở giáo dục mầm non công lập xây dựng bản mô tả vị trí việc làm cụ thể và phù hợp đối với từng vị trí việc làm của đơn vị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Như vậy, thì danh mục vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT cụ thể theo bảng như sau:

Vị trí việc làm chuyên ngành

Như vậy, đối chiếu bảng trên thì vị trí việc làm chuyên ngành trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập sẽ chia ra làm 2 vị trí:

[1] Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý gồm: Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng.

[2] Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành gồm: Giáo viên mầm non hạng 1; Giáo viên mầm non hạng 2; Giáo viên mầm non hạng 3 và Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

3 nguyên tắc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập như thế nào?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT, thì 3 nguyên tắc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập như sau:

Nguyên tắc 1. Việc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 106/2020/NĐ-CP.

Nguyên tắc 2. Vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập phải bảo đảm:

- Đủ số lượng người làm việc theo định mức quy định tại Thông tư này để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và để thực hiện các công việc chuyên môn dùng chung, công việc hỗ trợ, phục vụ của cơ sở giáo dục mầm non công lập;

- Những vị trí việc làm không đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì bố trí thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm.

Những vị trí việc làm chưa bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc kiêm nhiệm.

Người được bố trí kiêm nhiệm phải được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm kiêm nhiệm.

Nguyên tắc 3. Số lượng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập bao gồm giáo viên được tuyển dụng viên chức và giáo viên hợp đồng lao động.

Cơ sở giáo dục mầm non công lập đang bố trí số lượng viên chức giáo viên thấp hơn định mức tối đa theo quy định tại Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT (do biên chế được giao không đủ theo định mức tối đa hoặc chưa tuyển dụng được) thì căn cứ định mức tối đa quy định tại Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT để xác định số lượng giáo viên ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP.

Trường mầm non công lập
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng trường mầm non công lập bao gồm có ai? Hoạt động của hội đồng trường mầm non công lập như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị trí việc làm hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong trường mầm non công lập là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo quản lý trong trường mầm non công lập là bao nhiêu?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 216

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;