Điều kiện và thủ tục thành lập trường đại học dân lập ra sao?
Điều kiện và thủ tục thành lập trường đại học dân lập ra sao?
* Về điều kiện thành lập trường đại học dân lập:
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế Trường đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định 86/2000/QĐ-TTg thì điều kiện thành lập trường đại học dân lập như sau:
- Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học và đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.
- Mục tiêu, chương trình, quy mô đào tạo phù hợp với định hướng phát triển giáo dục đại học của đất nước.
- Đủ điều kiện ban đầu về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan quy định cụ thể các điều kiện này.
Điều kiện và thủ tục thành lập trường đại học dân lập ra sao? (Hình từ Internet)
* Thủ tục thành lập trường đại học dân lập:
Theo quy định từ Điều 6 đến Điều 10 Quy chế Trường đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định 86/2000/QĐ-TTg thì thủ tục thành lập trường đại học dân lập như sau:
Bước 1: Khi đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 5 Quy chế Trường đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định 86/2000/QĐ-TTg, tổ chức xin thành lập trường gửi hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hồ sơ gồm:
- Tờ trình về việc xin thành lập trường, trong đó ghi rõ:
+ Tên trường;
+ Tôn chỉ mục đích hoạt động của trường;
+ Địa điểm đặt trụ sở trường;
+ Dự kiến ngành nghề đào tạo và phạm vi hoạt động;
+ Dự kiến quy mô tuyển sinh.
- Đề án thành lập trường theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
- Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
- Văn bản do cấp có thẩm quyền xác nhận cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu phù hợp với quy mô tuyển sinh dự kiến theo định mức tương ứng tối thiểu đang áp dụng cho các trường đại học công lập và khả năng đầu tư để phát triển nhà trường.
- Hồ sơ sử dụng đất, hoặc văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về giao quyền sử dụng đất để xây dựng trường.
- Danh sách dự kiến Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng và cơ cấu tổ chức của trường; lý lịch các thành viên Hội đồng quản trị và các cán bộ quản lý của nhà trường có xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý nhân sự.
- Danh sách giảng viên và cán bộ khoa học cơ hữu, kèm theo bản cam kết sẽ tham gia giảng dạy cho trường.
- Bản cam kết trong vòng 10 năm xây dựng trường sở tương ứng với quy mô, ngành nghề đào tạo dự kiến của trường.
Bước 2: Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi đặt trụ sở của trường và các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bước 3: Sau khi có quyết định thành lập trường của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét đề nghị của tổ chức xin thành lập trường để:
- Quyết định công nhận Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Quyết định công nhận Hiệu trưởng.
- Phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
- Phê duyệt kế hoạch, ngành, nghề đào tạo và quy mô tuyển sinh phù hợp với điều kiện của trường.
- Ra quyết định cho phép tuyển sinh.
* Sau thời hạn một năm kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ thu hồi quyết định thành lập trường, nếu nhà trường không có đủ các văn bản quy định tại các khoản 1, 2, 3 , 4, Điều 8 Quy chế Trường đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định 86/2000/QĐ-TTg.
Tổ chức xin thành lập trường thông qua đại diện của mình trong Hội đồng quản trị, tiếp tục cùng với Hội đồng quản trị và Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của trường.
Trong trường hợp nhà trường hoạt động không theo đúng tôn chỉ mục đích thì tổ chức xin thành lập trường có quyền đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, xử lý theo pháp luật.
Trường đại học dân lập có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Quy chế Trường đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định 86/2000/QĐ-TTg thì cơ cấu tổ chức của trường đại học dân lập gồm:
- Hội đồng quản trị.
- Hiệu trưởng.
Giúp việc Hiệu trưởng có:
+ Các Phó Hiệu trưởng.
+ Các Phòng, Ban chức năng.
+ Hội đồng khoa học và đào tạo.
- Một số tổ chức đào tạo: khoa, ban, bộ môn.
- Một số tổ chức phục vụ đào tạo nghiên cứu khoa học và triển khai được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức Đảng và các Đoàn thể.
Nguồn thu của trường đại học dân lập gồm các nguồn nào?
Căn cứ tại Điều 37 Quy chế Trường đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định 86/2000/QĐ-TTg thì nguồn thu của trường đại học dân lập gồm:
(1). Nguồn thu tại trường:
- Học phí của người học.
- Lệ phí của người học.
- Giá trị các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất.
- Lãi tiền gửi ngân hàng.
- Thu về thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn của trường.
Các hoạt động dịch vụ (nếu có).
(2). Vốn góp của các tổ chức, cá nhân (gọi chung là các nhà đầu tư) để đầu tư và phát triển trường.
(3). Nguồn tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
(4). Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
(5). Các khoản thu khác.
- Mẫu đoạn văn kể về gia đình của em lớp 6 chọn lọc hay nhất? Học sinh lớp 6 được học các môn tự chọn nào?
- Lịch Sử lớp 12 tóm tắt Liên Xô và Đông Âu 1945-1970 đầy đủ và chi tiết? Quan điểm xây dựng chương trình môn lịch sử lớp 12 như thế nào?
- Ý nghĩa của bài đọc Nhím nâu kết bạn? Chương trình giáo dục môn Tiếng Việt học sinh lớp 2 góp phần xây dựng mục tiêu chung ra sao?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về trí tuệ nhân tạo? Học sinh lớp mấy bước đầu viết bài văn nghị luận xã hội?
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?