Điều kiện tuyển sinh đào tạo thạc sĩ Trường Đại học Duy Tân tháng 12 năm 2024?

Điều kiện dự tuyển kỳ tuyển sinh thạc sĩ tháng 12 năm 2024 của đại học Duy Tân là gì?

Điều kiện tuyển sinh đào tạo thạc sĩ Trường Đại học Duy Tân tháng 12 năm 2024?

Ngày 09/9/2024 Trường Đại học Duy Tân đã có Thông báo 1205/TB-DHDT năm 2024 tải về về tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ đợt tháng 12 năm 2024. Cụ thể điều kiện tuyển sinh thạc sĩ Trường Đại học Duy Tân tháng 12 năm 2024 như sau:

- Điều kiện văn bằng

+ Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;

+ Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần, ngành khác với ngành, chuyên ngành dự tuyển phải học bổ sung kiến thức trước khi tham gia xét tuyển.

+ Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

- Về trình độ ngoại ngữ

+ Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;

+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do Trường Đại học Duy Tân cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

+ Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển (Phụ lục 1);

Lưu ý: Yêu cầu ngoại ngữ đầu vào và ngoại ngữ đầu ra đối với mỗi người học phải cùng một ngôn ngữ: Đối với các trường hợp nộp chứng chỉ miễn ngoại ngữ đầu vào là ngôn ngữ gì thì nộp chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra (hoặc minh chứng đủ điều kiện ngoại ngữ đầu ra) phải đúng là ngôn ngữ đã nộp lúc đầu vào.

Ví dụ: nộp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Trung đầu vào là HSK Bậc 3 thì ngoại ngữ đầu ra phải bắt buộc nộp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Trung tối thiểu từ HSK Bậc 4 trở lên (hoặc minh chứng đủ điều kiện ngoại ngữ đầu ra phải là tiếng Trung).

+ Trường hợp người dự tuyển không đạt điều kiện ngoại ngữ đầu vào như quy định tại điểm (a) thì tham gia kỳ thi tiếng Anh đầu vào tương đương cấp độ B1 – khung châu Âu tại trường Đại học Duy Tân.

+ Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt ngiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của Trường Đại học Duy Tân.

- Về kinh nghiệm làm việc và năng lực nghiên cứu khoa học

+ Các đối tượng tuyển sinh có bằng đại học ngành phù hợp với chuyên ngành dự tuyển được dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp. Đối với các ngành quản trị và quản lý, đào tạo theo chương trình thạc sĩ định hướng ứng dụng, ngành phù hợp ở trình độ đại học bao gồm những ngành liên quan trực tiếp tới chuyên môn, nghề nghiệp của lĩnh vực quản trị, quản lý.

+ Bài báo khoa học được đăng trên tạp chí ngành có chỉ số ISSN hoặc Bài báo quốc tế ISI, SCOPUS hoặc Bài báo đăng trong Hội thảo quốc gia, quốc tế, hoặc đề tài NCKH trong quá trình học đại học, làm việc (nếu có).

Chi tiết tại: Thông báo 1205/TB-DHDT năm 2024 tải về

Tuyển sinh thạc sĩ tháng 12 năm 2024 của đại học Duy Tân

Điều kiện tuyển sinh đào tạo thạc sĩ Trường Đại học Duy Tân tháng 12 năm 2024? (Hình từ Internet)

Quy định về hình thức đào tạo thạc sĩ như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT có hai hình thức đào tạo thạc sĩ bao gồm:

- Hình thức đào tạo chính quy áp dụng cho chương trình định hướng nghiên cứu và chương trình định hướng ứng dụng.

- Hình thức đào tạo vừa làm vừa học áp dụng cho chương trình định hướng ứng dụng.

- Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy đối với mỗi hình thức đào tạo thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo thạc sĩ như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT đối với mỗi hình thức đào tạo, cơ sở đào tạo cung cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa cho từng chương trình đào tạo để định hướng cho học viên. Thời gian đào tạo được quy định như sau:

- Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa phải phù hợp với thời gian quy định trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời bảo đảm đa số học viên hoàn thành chương trình đào tạo;

- Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn ít nhất 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo;

- Thời gian tối đa để học viên hoàn thành khóa học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với mỗi hình thức đào tạo.

Đào tạo thạc sĩ
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện tuyển sinh đào tạo thạc sĩ Trường Đại học Duy Tân tháng 12 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để học viên được công nhận tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng và điều kiện dự tuyển chương trình đào tạo thạc sĩ được quy định ra sao?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 137

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;