Điều kiện thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên là gì?
Điều kiện thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên là gì?
Căn cứ tại Điều 37 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP thì điều kiện thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên như sau:
- Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định.
- Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định sau đây:
+ Có đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng thực hành lao động sản xuất;
+ Có các thiết bị dạy học và tài liệu học tập theo yêu cầu thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên.
Điều kiện thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên là gì? (Hình từ Internet)
Thủ tục thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên như thế nào?
Căn cứ tại Điều 38 Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì thủ tục thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên như sau:
* Thẩm quyền quyết định thành lập: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.
* Hồ sơ thành lập gồm:
- Công văn đề nghị thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh của Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Đề án thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên nêu rõ nhu cầu của việc cho phép hoạt động trung tâm giáo dục thường xuyên; phương hướng hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên; những điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định tại Điều 37 của Nghị định 46/2017/NĐ-CP;
- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm.
* Trình tự thực hiện:
Bước 1: Sở Giáo dục và Đào tạo gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Nội vụ đề nghị tổ chức thẩm định;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra;
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. Nếu chưa quyết định thì thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 40 Nghị định 46/2017/NĐ-CP có nội dung bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 135/2018/NĐ-CP thì đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định như sau:
* Việc đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;
- Vì lý do khách quan không bảo đảm hoạt động giáo dục của trung tâm giáo dục thường xuyên.
* Thẩm quyền quyết định đình chỉ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên.
* Trình tự thực hiện:
- Sở Giáo dục và Đào tạo có công văn đề nghị Sở Nội vụ thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm giáo dục thường xuyên; chuyển hồ sơ kiểm tra đến văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm giáo dục thường xuyên phải xác định rõ lý do đình chỉ hoạt động, quy định rõ thời gian đình chỉ; các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học viên, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Sau thời gian đình chỉ, nếu trung tâm giáo dục thường xuyên khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cho phép trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do và hướng giải quyết;
- Hồ sơ đề nghị hoạt động giáo dục trở lại gồm: Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;
- Trình tự cho phép trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 38 của Nghị định 46/2017/NĐ-CP.
Trung tâm giáo dục thường xuyên bị giải thể khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 46/2017/NĐ-CP có nội dung bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 135/2018/NĐ-CP thì trung tâm giáo dục thường xuyên bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm;
- Hết thời gian đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?
- File word mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bản cam kết?
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu về năng lực nhận biết lịch sử văn học Việt Nam lớp 8 ra sao?
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên: kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm?
- Văn tả về ông của em lớp 5 ngắn gọn? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 mới nhất 2024 là gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về tình yêu thương lớp 12? Phẩm chất nhân ái của học sinh lớp 12 cần đảm bảo yêu cầu gì?
- Soạn bài Giọt sương đêm lớp 6 ngắn gọn? Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học của học sinh lớp 6 là gì?
- Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất? Yêu cầu cần đạt khi học về cách mạng tư sản?
- Cách ghi hạn chế khuyết điểm và nguyên nhân của Đảng viên theo mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023 mới nhất?