Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ gồm những gì?

Theo quy định thì điều kiện để cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ gồm những gì?

Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT thì cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ phải đáp ứng các điều kiện chung để mở ngành theo quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT và các điều kiện sau đây cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo:

- Có ít nhất 05 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu (các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, ngành đào tạo Thể dục, thể thao, ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, phải có ít nhất 03 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu).

Trong đó có một giáo sư hoặc phó giáo sư có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên (không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ của các ngành khác), chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.

- Bảo đảm về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo, trong đó có giảng viên cơ hữu với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy đối với từng môn học, học phần trong chương trình đào tạo.

- Bảo đảm về số lượng và tiêu chuẩn của người hướng dẫn luận văn theo quy định tại quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đã đào tạo và cấp bằng trình độ đại học ngành tương ứng, hoặc ngành phù hợp trong trường hợp ngành đào tạo ở trình độ đại học chưa có trong Danh mục thống kê ngành đào tạo.

* Cơ sở đào tạo không đáp ứng được điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT phải thuyết minh sự đáp ứng vượt trội về các điều kiện khác so với quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT và so với các cơ sở đào tạo trong nước, bao gồm:

+ Đội ngũ giảng viên (số lượng, trình độ, uy tín chuyên môn);

+ Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu;

+ Năng lực và kết quả nghiên cứu khoa học;

+ Hợp tác quốc tế;

+ Số ngành đào tạo và số người học đã được cấp bằng tốt nghiệp thạc sĩ của cơ sở đào tạo;

+ Ngành đào tạo dự kiến mở thuộc lĩnh vực ưu tiên hoặc có nhu cầu cấp thiết đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xác minh, kiểm tra thực tế và xem xét, quyết định mở ngành trong trường hợp này.

Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ gồm những gì?

Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ gồm những gì? (Hình từ Internet)

Hồ sơ mở ngành đào tạo thạc sĩ gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT thì hồ sơ mở ngành đào tạo thạc sĩ gồm có:

- Văn bản đề nghị mở ngành đào tạo: tóm tắt quá trình xây dựng đề án, báo cáo khẳng định về việc bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định để được mở ngành đào tạo và đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

- Đề án mở ngành đào tạo đã được thẩm định theo quy định.

- Công văn của đại học chấp thuận về mặt chủ trương (đối với các đơn vị thành viên thuộc đại học khi mở ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe và nhóm ngành Đào tạo giáo viên).

Nội dung đề xuất chủ trương về việc mở ngành đào tạo thạc sĩ gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT thì nội dung đề xuất chủ trương về việc mở ngành đào tạo thạc sĩ gồm có:

- Về sự cần thiết đề xuất chủ trương mở ngành đào tạo:

+ Báo cáo phân tích, thuyết minh về nhu cầu đào tạo, nhu cầu sử dụng nhân lực phục vụ thị trường lao động hiện tại và hướng đến trong thời gian tới;

+ Phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực về số lượng, trình độ, khảo sát yêu cầu về năng lực người học sau khi tốt nghiệp mà nhà tuyển dụng mong muốn và phạm vi thị trường nhân lực theo ngành đào tạo;

+ Phân tích xu hướng phát triển ngành đào tạo trên thế giới, sự phù hợp với sự phát triển ngành và trình độ đào tạo của cơ sở đào tạo, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu chiến lược của cơ sở đào tạo, chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, vùng và cả nước;

- Về năng lực của cơ sở đào tạo: báo cáo phân tích, thuyết minh về năng lực hiện có của cơ sở đào tạo đối với ngành và trình độ đào tạo đề xuất mở, bao gồm đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, công nghệ học liệu, chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác doanh nghiệp và hợp tác quốc tế;

- Về mục tiêu phát triển ngành đào tạo đề xuất mở:

Báo cáo thuyết minh kết quả mong đợi về thời gian mở ngành đào tạo, thời gian triển khai tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, mục tiêu đào tạo, kế hoạch và số lượng tuyển sinh, quy mô đào tạo của ngành trong thời gian từ 05 đến 10 năm tới, chất lượng đào tạo, hiệu quả và tác động xã hội;

- Về giải pháp và lộ trình thực hiện:

Báo cáo thuyết minh các giải pháp và lộ trình về xây dựng đề án mở ngành đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, nhu cầu và kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu, nhu cầu và kế hoạch tuyển dụng, phát triển đội ngũ giảng viên để đáp ứng điều kiện mở ngành đào tạo, kế hoạch đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo;

- Về phương án phòng ngừa và xử lý rủi ro: báo cáo phân tích, thuyết minh dự báo các tình huống rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục; báo cáo phân tích cụ thể về các giải pháp xử lý rủi ro trong trường hợp cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động ngành đào tạo;

Đào tạo trình độ thạc sĩ
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ gồm những gì?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;