Điều kiện để sinh viên được xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp đại học là gì?
Điều kiện để sinh viên được xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp đại học là gì?
Theo khoản 1 Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp đại học như sau:
Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp
1. Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
b) Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
c) Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
...
Như vậy, sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Sinh viên đã tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
- Sinh viên có điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập tại thời điểm xét tốt nghiệp.
Điều kiện để sinh viên được xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp đại học là gì? (Hình từ Internet)
Trường đại học có được thiết kế văn bằng đại học không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 38 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về văn bằng như sau:
Văn bằng giáo dục đại học
...
3. Cơ sở giáo dục đại học thiết kế mẫu, in phôi, cấp phát văn bằng cho người học và quản lý văn bằng, chứng chỉ phù hợp với quy định của pháp luật; công bố công khai mẫu văn bằng, thông tin liên quan đến việc cấp văn bằng cho người học trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đàm phán, ký hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế về công nhận văn bằng với các quốc gia, tổ chức quốc tế và chủ thể khác theo thẩm quyền.
5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng, phụ lục văn bằng; nguyên tắc việc in phôi, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng giáo dục đại học; trách nhiệm và thẩm quyền cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam khi liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài; trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện việc cấp văn bằng giáo dục đại học tại Việt Nam; điều kiện, trình tự, thủ tục công nhận văn bằng giáo dục đại học do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp.
6. Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng, chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.
Như vậy, trường đại học được thiết kế mẫu văn bằng phù hợp với quy định của pháp luật. Theo đó, trường đại học phải công bố công khai mẫu văn bằng trên trang thông tin điện tử của mình.
Nội dung chính ghi trên bằng đại học gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT thì nội dung chính ghi trên bằng đại học gồm:
- Tiêu đề:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
- Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng trình độ tương đương).
- Ngành đào tạo.
- Tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng.
- Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng.
- Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng.
- Hạng tốt nghiệp (nếu có).
- Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng.
- Chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định;
- Số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng.
Nội dung chính ghi trên phụ lục bằng đại học gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT thì nội dung chính ghi trên phụ lục bằng đại học gồm các thông tin sau:
- Thông tin về người được cấp văn bằng: họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh.
- Thông tin về văn bằng: tên cơ sở giáo dục đại học cấp bằng, chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, hình thức đào tạo.
- Thông tin về nội dung, kết quả học tập (nếu có): tên học phần hoặc môn học, số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học, điểm học phần hoặc môn học, tổng số tín chỉ tích lũy, điểm trung bình, tên và kết quả luận văn, luận án, điểm xếp hạng tốt nghiệp.
Trường hợp văn bằng được cấp khi các tín chỉ tích lũy ở những cơ sở đào tạo khác nhau, cần ghi rõ tên môn học, số tín chỉ của từng môn học được công nhận để xét tốt nghiệp và tên cơ sở đào tạo.
- Thông tin kết nối với văn bằng: mã số sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh; số hiệu văn bằng.
- Mẫu lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo Cóc kiện Trời? Học sinh lớp 3 phải biết đọc diễn cảm câu chuyện?
- Top 5 bài thơ lục bát về mùa xuân ngắn gọn? Học sinh trung học cơ sở được lên lớp khi nào?
- Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn 2024 ngày 1? Học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia có những quyền lợi gì?
- Top 3 mẫu viết đoạn văn ngắn về Tết bằng Tiếng Anh lớp 6? Môn Tiếng Anh lớp 6 có mục tiêu cụ thể là gì?
- 20 chứng chỉ được miễn thi Ngoại ngữ tốt nghiệp THPT 2025?
- Những điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025? Công nhận tốt nghiệp THPT được quy định thế nào?
- Mẫu bài tập tổng hợp hình học lớp 8 chi tiết nhất? Học sinh lớp 8 đạt danh hiệu Học sinh Xuất sắc khi nào?
- Top mẫu bài cảm nhận về nhân vật Huấn Cao chọn lọc nhất? Các ngữ liệu cụ thể mà học sinh lớp 11 được học trong môn Ngữ văn là gì?
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông? Yêu cầu cần đạt đối với nội dung thủy quyển trong môn Địa lí lớp 10?
- Mẫu văn nghị luận về ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội hiện nay hay nhất?