Điều kiện để các cơ sở bồi dưỡng được phép bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là gì?

Cần phải đáp ứng các điều kiện nào thì được phép bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm?

Điều kiện để các cơ sở bồi dưỡng được phép bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là gì?

Căn cứ Điều 4 Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ban hành kèm theo Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 27/2012/TT-BGDĐT có quy định điều kiện để các cơ sở bồi dưỡng được phép bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là :

- Có đủ giảng viên cơ hữu, đúng chuyên ngành để giảng dạy các học phần trong chương trình bồi dưỡng. Giảng viên tham gia giảng dạy phải có trình độ thạc sĩ trở lên, có ít nhất 5 năm giảng dạy trong lĩnh vực chuyên môn của chương trình bồi dưỡng.

- Có chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cụ thể cho từng đối tượng bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở chương trình tương ứng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Có đủ giáo trình phù hợp với chương trình bồi dưỡng, tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy và học tập.

- Có đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trường thực hành sư phạm, đáp ứng được yêu cầu bảo đảm chất lượng cho công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Điều kiện để các cơ sở bồi dưỡng được phép bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là gì?

Điều kiện để các cơ sở bồi dưỡng được phép bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là gì? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào ra quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các cơ sở giáo dục đại học?

Căn cứ Điều 5 Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ban hành kèm theo Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT có quy định về thủ tục Giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các cơ sở giáo dục đại học như sau:

Thủ tục Giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các cơ sở giáo dục đại học
1. Quy định về mẫu về tờ trình, đề án bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với từng đối tượng bồi dưỡng cho các cơ sở bồi dưỡng khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 của Quy định này. Cơ sở bồi dưỡng có nhu cầu đăng ký nhận nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cần lập hồ sơ đăng ký nhận nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho từng đối tượng bồi dưỡng, gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, hồ sơ gồm có:
a) Tờ trình đăng ký nhận nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho từng đối tượng bồi dưỡng (mẫu Tờ trình quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này);
b) Đề án bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho từng đối tượng bồi dưỡng (mẫu Đề án quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này).
2. Quy trình giao nhiệm vụ:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo Điều 4 của Quy định này. Trường hợp cơ sở giáo dục đại học đáp ứng đủ các điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ra quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Trong trường hợp cơ sở giáo dục chưa đáp ứng các điều kiện quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thông báo kết quả thẩm định và nêu rõ lý do bằng văn bản.
3. Quy định số bộ hồ sơ là 01 bộ.

Như vậy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các cơ sở giáo dục đại học khi có đủ các điều kiện.

Các cơ sở bồi dưỡng có trách nhiệm như thế nào trong bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm?

Căn cứ Điều 14 Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ban hành kèm theo Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 27/2012/TT-BGDĐT có quy các cơ sở bồi dưỡng có trách nhiệm như sau trong bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm:

- Xây dựng các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho từng đối tượng bồi dưỡng và biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho từng đối tượng.

- Tổ chức tuyển sinh bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo đúng quy định hiện hành.

- Quản lý quá trình học tập của học viên, đánh giá kết quả học tập và cấp bảng điểm học tập cho học viên

- Quyết định danh sách học viên nhập học, công nhận kết quả học tập.

- Thu, quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo đúng quy định hiện hành.

- Cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho từng đối tượng theo đúng Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân

Nghiệp vụ sư phạm
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Không học sư phạm có được làm giáo viên? Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được dùng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để thi tuyển giáo viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì? Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên các cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để các cơ sở bồi dưỡng được phép bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là gì?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 339

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;